Đăng ký bảo hộ bản quyền có khó không

Trong thời gian qua giới nghệ thuật nói riêng và dư luận xã hội nói chung không còn quá xa lạ với các vụ việc tranh chấp liên quan đến quyền tác giả diễn ra một cách đáng báo động. Điển hình phải kể tới vụ việc tranh chấp quyền tác giả đối với tác phẩm “Ba tôi” giữa ông Bùi Đình Thăng (Thăng Fly) và Công ty Sunrise Media.

Cụ thể, cuối tháng 6/2015, chương trình “Quà tặng cuộc sống” phát sóng tác phẩm “Ba tôi” nói về tình phụ tử xúc động. Nội dung câu chuyện, tạo hình nhân vật, lời thoại trong chương trình tương đồng với tác phẩm “Ba tôi” do Thăng Fly sáng tác.

Ba tôi” là tác phẩm được Thăng Fly sáng tác từ năm 2012 để tham gia một cuộc thi vẽ truyện tranh khi đó nhiều tờ báo đã đăng tải lại tác phẩm xúc động này của anh. Sau đó, công ty sách Skybooks đã xuất bản tác phẩm trong cuốn sách “Cả nhà thương nhau”. Khi phát hiện tác phẩm của mình chuyển thể thành Phim hoạt hình mà không có một dòng đề tên tác giả, Thăng Fly tìm tới Công ty sản xuất chương trình “Quà tặng cuộc sống” để mong được đối chất, làm rõ. Sau những động thái tìm cách tháo gỡ vụ việc nhưng không có kết quả, cực chẳng đã Thăng Fly đã nhờ đến sự tư vấn, trợ giúp pháp lý của các Luật sư để hoàn thiện hồ sơ khiếu nại lên Cục bản quyền tác giả

Sự việc kéo dài đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết. Nhưng dù cái kết thế nào đi chăng nữa thì sự việc để lại một bài học đắt giá cho chính tác giả và những người sáng tạo nghệ thuật, khoa học liên quan đến việc có nên đăng ký bảo hộ Bản quyền tác giả cho Tác phẩm mà mình sáng tạo ra.

Thấy gì qua vụ khiếu nại bản quyền tác phẩm “Ba tôi” trên “Quà tặng cuộc sống”

Từ thực tế cho thấy, trong mỗi vụ việc tranh chấp không có chứng cứ rõ ràng, thời gian giải quyết sẽ kéo dài và dù kết quả ra sao thì các bên đều bị những thiệt hại nhất định, thiệt hại ở đây có thể là tiền như chi phí đi lại, phí tổn luật sư, an phí lệ phí tòa án, chi phí đầu tư xây dựng vở diễn nhưng không sử dụng được, không trình diễn được.. hoặc các thiệt hại về nhân thân như uy tín, hình ảnh của cá nhân bị suy giảm, thương hiệu, uy tín của Tổ chức Doanh nghiệp..

Vậy nên, đăng ký bản quyền tác giả để đảm bảo cho quyền và lợi ích của chính tác giả và quyền của Chủ sở hữu đã đầu tư chi phí, tiền bạc thuê tác giả sáng tạo ra tác phẩm là điều vô cùng cần thiết. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký và tác phẩm được Cục Bản quyền cấp Giấy chứng nhận Đăng ký bảo hộ Bản quyền sẽ giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi, nhanh chóng. Bởi lẽ, Tác giả hay Chủ sở hữu tác phẩm:

+ Sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp. Vì Trên thực tế, việc chứng minh quyền sở hữu khi chưa được đăng ký bảo hộ là rất khó khăn. Đặc biệt là những tác phẩm được sáng tạo ra từ rất lâu.

+ Thông qua việc đăng ký và bảo hộ quyền tác giả, Tác giả hay Chủ sở hữu tác phẩm có căn cứ để tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Những hành vi khai thác thương mại, sử dụng tác phẩm ngoài việc phải đảm bảo tính nguyên gốc, tính toàn vẹn của tác phẩm thì phải được sự đồng ý của tác giả hay Chủ sở hữu tác phẩm và phải trả phí bản quyền.

 Đây chính là những nguyên nhân quan trọng cho thấy việc đăng ký bản quyền rất cần thiết đối với mỗi tác phẩm được sáng tạo ra. Nhưng thực tế, nhiều tác giả/Chủ sở hữu tác phẩm vẫn tỏ ra thờ ơ với vấn đề này. Qua tìm hiểu mới biết nguyên nhân xuất phát từ lý do tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không hiểu thủ tục, hoặc lo ngại về thủ tục hành chính sẽ phiền phức, đối với một số trường hợp không đăng ký vì nếu đăng ký sẽ mất  phí và lệ phí đăng ký Bản Quyền.

Để tác giả, Chủ sở hữu tác phẩm nắm bắt được hồ sơ thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, Quý vị xin vui lòng liên hệ để Chúng tôi tư vấn, hỗ trợ miễn phí hồ sơ, tủ tục đăng ký  qua số

ĐT Tư vấn: 0865 28 58 28 

Hoặc tham khảo hướng dẫn về Hồ sơ, thủ tục mà Chúng tôi hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam?

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

– Tác phẩm Mỹ thuật ứng dụng như: Logo của Công ty, Nhãn sản phẩm, bìa sách, Banner, Áp phích, Poste. (Đồ họa, hội họa)

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu như phần mềm máy tính, ..

– Các Bài giảng, bài phát biểu

– Tác phẩm báo chí;

– Tác phẩm âm nhạc

– Tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau

– Tác phẩm sân khấu là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối …

– Tác phẩm điện ảnh;

– Tác phẩm nhiếp ảnh;

– Tác phẩm tạo hình  như điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt

– Tác phẩm kiến trúc như bản vẽ thiết kế công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn. Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập;

–  Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

–  Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

2. Ai là người có quyền đăng ký bản quyền tác giả:

Người có quyền đăng ký bảo hộ quyền tác giả gồm:

– Tác giả hoặc đồng tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm

– Tổ chức, cá nhân (là người đã bỏ tiền thuê tác giả sáng tạo ra tác phẩm)  là Chủ sở hữu tác phẩm.

3. Bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm những gì:

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Theo mẫu )

Lưu ý:

Tờ khai phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin. Trong nội dung tờ khai ngoài việc thể hiện đầy đủ thông tin của tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả – người sở hữu tác phẩm hay người nộp đơn thì còn phải thể hiện tóm tắt nội dung của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được đăng ký; thời gian, địa điểm, hình thức công bố cuẩ tác phẩm, và lời cam đoan của người nộp đơn về nội dung đã kê khai trong tờ khai đăng ký. Nội dung tờ khai phải bằng tiếng Việt.

+ 02 bản in tác phẩm cần đăng ký;

+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm do nhiều tác giả sáng tác

+ Văn bản đồng ý của các các chủ sở hữu quyền tác giả, nếu tác phẩm thuộc về chủ sở hữu chung của nhiều chủ thể;

+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu chủ thể nộp đơn không phải là tác giả nhưng được thừa hưởng quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thông qua thủ tục thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

+ Giấy ủy quyền (Nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền);

+ Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ như CMND hoặc hộ chiếu;

4. Về thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả:

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

5. Về Phí lệ phí đăng ký bản quyền tác giả:

Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký Bản quyền Tác giả được quy định cụ thể tại Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

6. Về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả:

Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền Tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền Tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

LIÊN HỆ TƯ VẤN HỖ TRỢ  VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ

0865 28 58 28

Quý vị vui lòng gửi tài liệu và Yêu cầu Đăng ký Bản quyền Tác giả bằng một trong các hình thức dưới đây:

Gửi tài liệu qua Zalo/Viber theo số: 0865.28.58.28

Gửi tài liệu qua Email: luatbachminh@gmail.com

Trong thời gian không quá 01 ngày, Luật Bạch Minh sẽ tư vấn và giải đáp cũng như cung cấp miễn phí danh mục hồ sơ và các yêu cầu liên quan đến Đăng ký Bản quyền Tác giả của Quý khách.

7. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định rõ trong Luật Sở hữu trí tuệ là: Chiếm đoạt quyền tác giả; Mạo danh tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó; Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh; Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm; Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

HÃY LIÊN HỆ- CHÚNG TÔI SẼ TƯ VẤN HỖ TRỢ QUÝ VỊ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

0865 28 58 28 

8. Tự bảo vệ chính mình trước nạn xâm phạm quyền tác giả

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, kỹ thuật số việc các tác phẩm xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng: trang web, blog cá nhân,… ngày càng trở nên dễ dàng và phổ biến hơn. Mặt trái của vấn đề là dường như tác phẩm sẽ trở thành “nguồn chung của cộng đồng” khi người sử dụng internet tùy ý khai thác nội dung hình ảnh, bài viết… được đăng tải mà không cần tìm hiểu nguồn gốc tác phẩm từ đâu.

Có thể thấy rằng, quyền tác giả rất dễ bị vi phạm bản quyền. Có một thực tế là, có rất ít tác giả hiểu và quan tâm tới tầm quan trọng của việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình nên không đi đăng ký, cũng ít ký kết hợp đồng sử dụng tác phẩm. Việc đăng ký bản quyền là tự nguyện, nên cơ quan quản lý nhà nước cũng chỉ có thể tuyên truyền để tác giả có ý thức tự bảo vệ quyền lợi và tác phẩm của mình.

Vậy nên, việc tranh chấp do quyền tác giả bị vi phạm, sao chép và sử dụng khi không được sự cho phép rất nhiều nhưng lại rất khó xử lý.

Khi có vấn đề xảy ra, rất nhiều tác giả có chung tâm lý là cho qua, ngại đi kiện tụng, ngại tìm kiếm chứng cứ để đòi quyền lợi cho chính mình. Vậy nên, vấn nạn sao chép tác phẩm, sử dụng một cách tùy ý ngày càng nhiều và diễn ra một cách công khai.

Rõ ràng, việc sáng tạo ra một tác phẩm là cả tâm huyết, là sự dày công vun đắp của tác giả. Tác phẩm ra đời được xem như đứa con tinh thần của tác giả. Khi có bất kỳ đối tượng nào có hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm của mình, chắc chắn bất kỳ tác giả nào cũng thấy không được tôn trọng. Vậy nên, bảo vệ bản quyền tác giả đối với tác phẩm của mình rất quan trọng. Tác giả cần phải lên tiếng để bảo vệ tác phẩm của mình và bảo vệ cho chính mình.

Câu hỏi được đặt ra là làm sao để bảo vệ quyền tác giả (gồm các Quyền Nhân thân của tác giả và Quyền tài sản đối với Chủ sở hữu tác phẩm?

Câu trả lời chính là tác giả chỉ cần thực hiện theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ – Đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, có như vậy pháp luật mới bảo hộ được tác giả khi có vi phạm xảy ra.

Bên cạnh đó, việc đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm không chỉ là một cách để bảo vệ tài sản trí tuệ mà còn là sự tiếp cận quảng bá thương hiệu tới công chúng một cách hữu hiệu, giúp tác phẩm tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng và chuyên nghiệp hơn.

Chắc hẳn qua bài viết này, quý khách hàng đã tìm cho mình được câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên đăng ký Bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình?”


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay