Xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm thực phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm tăng cường, cải thiện các chức năng và nâng cao sức đề kháng cho con người. Do đó trước khi thực hiện việc quảng cáo sản phẩm, Người quảng cáo phải Xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Đối với việc xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, để có cơ sở tư vấn, hỗ trợ chính xác, Quý Khách chỉ cần cung cấp cho Luật Bạch minh:

  • Yêu cầu quảng cáo (Quảng cáo trên Báo chí, các kênh online, video..) hoặc Bản thiết kế Maket hoặc Kịch bản quảng cáo (nếu có);
  • Bản mềm Giấy Đăng ký công bố sản phẩm kèm theo Bản Thông tin chi tiết về sản phẩm và Mẫu nhãn đã được phê duyệt của sản phẩm cần quảng cáo.

Quý vị vui lòng gửi tài liệu và Yêu cầu quảng cáo bằng một trong các hình thức dưới đây:

Gửi tài liệu qua Zalo/Viber theo số: 0904152023

Gửi tài liệu qua Email: luatbachminh@gmail.com

Trong thời gian không quá 01 ngày,  Luật Bạch minh sẽ tư vấn và giải đáp cũng như cung cấp miễn phí danh mục hồ sơ và các yêu cầu đối với quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Quý khách.

Đối với Quý vị mong muốn tự tìm hiểu kỹ hơn về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền, các vấn đề cần lưu ý trong xây dựng Maket/kịch bản quảng cáo hoặc tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Thực phẩm BVSK Chúng tôi sẽ chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây:

1. Điều kiện để Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe quảng cáo phải là sản phẩm đã được Cục ATTP cấp bản Đăng ký công bố sản phẩm theo Quy định của Luật An toàn Thực phẩm và Nghị định 15/2018 của Chính phủ.

Trước khi quảng cáo sản phẩm, tổ chức quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

————————————————————————————————————

2. Các nội dung bắt buộc phải có trong Maket/Kịch bản quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

– Tên sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

– Tác dụng chính và các tác dụng phụ và các cảnh báo khi sử dụng (nếu có);

– Dòng Khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

————————————————————————————————————

3. Hồ sơ xin giấy Xác nhận nội dung quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm:

– Đơn Đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo (theo Mẫu);

– Maket chứa đựng nội dung quảng cáo (đối với quảng cáo không phải trên báo nói báo hình như: Tờ rơi, Poste, Báo chí; bảng, biển, website, kênh online) hoặc

– Kịch bản dự kiến quảng cáo kèm theo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh;

– Bản Tiếp nhận Đăng ký bản công bố sản phẩm kèm theo hồ sơ Công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;

– Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm phê duyệt.

————————————————————————————————————

4. Lệ phí Nhà nước xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

Theo Thông tư số 117/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018 của Bộ Tài chính, Phí thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thuộc lĩnh vực y tế là: 1.100.000 đồng/lần/sản phẩm.

Lưu ý: Theo quy định hiện nay, Lệ phí thẩm định xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo giảm 10% để hỗ trợ các Doanh nghiệp do khó khăn do đại dịch Covid 19.

————————————————————————————————————

5. Thời gian xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

10 ngày làm việc kể từ ngày Cục ATTP nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí thẩm định. Trong trường hợp hồ sơ có sai sót hoặc cần bổ sung tài liệu chứng minh thì thời hạn yêu cầu sửa đổi bổ sung, thì thời hạn 10 ngày làm việc được tính từ ngày người nộp hồ sơ nộp đầy đủ, chính xác các hồ sơ sửa đổi bổ sung.

————————————————————————————————————

6. Thẩm quyền cấp Giấy phép quảng cáo thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiếp nhận và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dinh dưỡng y học, Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

————————————————————————————————————

7. Các lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

7.1 Về hồ sơ xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

Ngoài các hồ sơ, tài liệu bắt buộc phải có nêu tại Mục 2, nếu trong Maket hoặc Kịch bản có thêm các nội dung, thành phần khác thì người quảng cáo phải bổ sung các tài liệu chứng minh như:

– Nếu trong Maket hoặc Kịch bản có logo/Nhãn hiệu – Tài liệu chứng minh quyền sử dụng logo/nhãn hiệu

– Nếu trong Maket hoặc Kịch bản có hình ảnh nhân vật – Tài liệu chứng minh quyền sử dụng hình ảnh nhân vật

– Nếu trong Maket hoặc Kịch bản có các loại Chứng nhận – Tài liệu chứng minh quyền được sử dụng các Chứng nhận đó như: GMP; ISO; FDA; Duy nhất; Tin dùng; Số 1 hay Số một….;

– Nếu trong Maket hoặc Kịch bản có các loại Chứng nhận – Tài liệu chứng minh quyền được sử dụng các Chứng nhận đó như: GMP; ISO; FDA; Duy nhất; Tin dùng; Số 1 hay Số một….;

– Nếu trong Maket hoặc Kịch bản, có thêm các tính năng công dụng nằm ngoài tính năng công dụng của sản phẩm ghi trong bản công bố – Tài liệu Khoa học tin cậy được Việt Nam thừa nhận chứng minh tính năng công dụng mới đó.

7.2 Yêu cầu đối với các hồ sơ bổ sung xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

– Các tài liệu chứng minh bổ sung phải có giá trị phù hợp và được Việt Nam thừa nhận;

– Đối với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, phải được dịch công chứng sang tiếng Việt

7.3 Yêu cầu riêng đối với việc Quảng cáo thực phẩm BVSK tại Hội nghị hội thảo:

– Nếu quảng cáo Thực phẩm BVSK thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y dược hoặc lĩnh vực liên quan từ đại học trở lên).

7.4 Các nội dung không được thể hiện trong Quảng cáo Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

– Không được sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm BVSK.

-Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng Ví dụ: Trong quảng cáo xuất hiện hình ảnh bản đồ Việt Nam không đúng, không đầy đủ.

– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng giữa các sản phẩm của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

– Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố: Ví dụ Sản xuất tại Mỹ nhưng không có tài liệu chứng minh, Hoặc quảng cáo chỉ nêu Công dụng của một thành phần cấu thành nên sản phẩm sẽ gây hiểu nhầm với Công dụng của Sản phẩm.

————————————————————————————————————

8. Căn cứ pháp lý xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

– Luật Quảng cáo năm 2012 các Điều 2; Điều 8; Điều 11; Điều 20;

– Nghị định 181/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo

các Điều 1; Điều 5; Điều 12;

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An Toàn thực phẩm các Điều 1; Điều 3; Điều 26; Điều 27.

– Thông tư 09/2015/TT-BYT của Bộ Y tế các Điều 1; 2; 3; 4;  7;  12; 13; 16 và Điều 20

————————————————————————————————————

9. Liên hệ tư vấn, xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

PHÒNG GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com

————————————————————————————————————

10. Một số câu hỏi liên quan đến xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

Hỏi: Một sản phẩm Thực phẩm Bảo vệ sức khỏa chỉ cần xin 1 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo là được quảng cáo trên nhiều loại hình (truyền hình, truyền thanh, báo chí, bảng, biển, tờ rơi…):

Trả lời:

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là Văn bản của Cục ATTP – Bộ Y tế cấp nhằm xác nhận nội dung mà đơn vị xin phép được quảng cáo sản phẩm Thực phẩm BVSK với một hình thức được xác định cụ thể như (quảng cáo bằng báo nói, báo hình hoặc Quảng cáo bằng bảng biển, tờ rơi, poster, báo giấy, báo điện tử. Tương ứng với từng loại hình quảng cáo thì yêu cầu về hồ sơ khác nhau. Như vậy không thể có một Kịch bản quảng cáo mà cấp phép cho nhiều loại hình quảng cáo khác nhau.

Hỏi: Nếu doanh nghiệp Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  không đúng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp thì có bị phạt không

Trả lời:Theo Quy định, Doanh nghiệp có sản phẩm TPBVSK quảng cáo; tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo sản phẩm đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận. Như vậy nếu quảng cáo không đúng nội dung Giấy phép quảng cáo đã được cấp sẽ bị phạt vi phạm hành chính với mức: từ 10-20 triệu đồng ( Theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính khi quảng cáo)

Hỏi: Nếu quảng cáo sản phẩm Thực phẩm BVSK tại bảng biển ngoài trời có cần xin phép không?

Trả lời:

Để quảng cáo sản phẩm Thực phẩm BVSK ngoài trời yêu cầu phải có 02 giấy phép:

+ Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Thực phẩm BVSK nhằm mục đích xác nhận nội dung (Chữ, hình và các thông tin thể hiện trên biển/bảng quảng cáo ngoài trời phù hợp với thông tin trên Bản Đăng ký công bố sản phẩm đã được cấp. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Thực phẩm BVSK do Cục ATTP – Bộ Y tế cấp.

+ Giấy phép đặt bảng/Biển quảng cáo: Đây là giấy phép để cho phép tại Vị trí cụ thể được phép xây dựng, lắp đặt bảng/biển quảng cáo ngoài trời phù hợp với Quy hoạch quảng cáo ngoài trời của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Giấy phép đặt bảng/Biển quảng cáo do Sở văn hóa thông tin và thể thao các tỉnh/thành phố cấp.

Hỏi: Trên Maket hoặc kịch bản quảng cáoThực phẩm Bảo vệ sức khỏe người quảng cáo muốn sử dụng hình ảnh con vật nổi tiếng như Mèo máy Đôrêmon, Vịt donald vào quảng cáo được không?

Trả lời:

Theo Luật quảng cáo, một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo đó là Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đối với các hình tượng nhân vật nổi tiếng đã được bảo hộ bản quyền tác giả, nếu muốn sử dụng các hình ản nhân vật nổi tiếng   thì người quảng cáo phải được đồng ý cho phép của Chủ sở hữu tác phẩm. Ngược lại người quảng cáo không được tự ý sử dụng hình ảnh của các nhân vật này trong maket, kịch bản quảng cáo.

Hỏi: Đại lý bán Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe có quyền xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho sản phẩm mình bán hay không:

Trả lời:

Các đại lý bán Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe có quyền xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc khi được Doanh nghiệp đứng tên trên Giấy Đăng ký công bố ủy quyền bằng văn bản.

Hỏi: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thời hạn bao lâu:

Trả lời: Trên Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức không ghi thời hạn hiệu lực. Nhưng sẽ chấm dứt hiệu lực khi sản phẩm Thực phẩm BVSK bị thu hồi Đăng ký công bố hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, Bản đăng ký công bố sản phẩm, Phiếu công bố mỹ phẩm bị thu hồi hoặc hết hiệu lực.

Hỏi: Cách thức nộp hồ sơ xin Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm Bảo vệ sức khỏe:

Trả lời: Hiện nay, việc nộp hồ sơ và trả kết quả Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nộp và cấp giấy phép theo hình thức trực tuyến (Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4). tại trang https://nghidinh15.vfa.gov.vn/

Hỏi: Không xin giấy xác nhận Quảng cáo Thực phẩm BVSK mà vẫn quảng cáo thì bị phạt thế nào?

Trả lời:

Căn cứ theo Nghị định 28/2017/NĐ-CP  sửa đổi một số điều của Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính khi quảng cáo.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hânh vi quảng cáo các sản phẩm, hâng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.”

Hỏi: Muốn dùng logo Nhãn hiệu của công ty khác vào quảng cáo Thực phẩm BVSK phải có tài liệu gì chứng minh không?

Trả lời: Được sử dụng logo/Nhãn hiệu của Doanh nghiệp trên Maket/Kịch bản quảng cáo Thực phẩm BVSK, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không gây nhầm lần cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ và việc sử dụng Logo/Thương hiệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở logo thương hiệu.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay