Mức xử phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm

Hiện nay, trên các trang điện tử, trang mạng xã hội xuất hiện rất nhiều các thông tin quảng cáo về thực phẩm chức năng. Về bản chất, Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giúp tăng cường  sức khỏe tăng sức đề kháng cho người sử dụng. Thế nhưng nhiều thông tin quảng cáo hiện nay đang Giật tít và Thần thánh hóa coi Thực phẩm chức năng như là sản phẩm vạn năng, điều trị bách bệnh, đánh lừa người tiêu dùng.

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, thời gian vừa qua Thanh tra Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện và làm việc với nhiều doanh nghiệp liên quan đến việc quảng cáo thực phẩm chức năng, Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm. Đồng thời qa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quảng cáo. Vậy đâu là nguyên nhân xâu xa dẫn đến việc Doanh nghiệp bất chấp vi phạm để quảng cáo bán hàng:

1. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm khi quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

Từ kinh nghiệm thực tế tư vấn đã nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng và kinh nghiệm tư vấn, cử luật sư đại diện Doanh nghiệp tham gia các buổi họp để xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực An toàn thực phẩm tại Cục An toàn thực phẩm nói chung và Vi phạm quảng cáo nói riêng. Chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chính vẫn xuất phát từ ý thức chủ quan của Doanh nghiệp. Cụ thể:

– Về công dụng thật của sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Rất nhiều sản phẩm Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc hoặc được điều chế từ các bài thuốc cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Các sản phẩm này có thể được Công bố dưới dạng Thuốc (y học cổ truyền) hoặc Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tùy thuộc vào mong muốn của Doanh nghiệp đứng tên công bố. Như vậy bản thân sản phẩm này có tác dụng chữa bệnh thật nhưng nếu công bố dưới dạng Dược phẩm thì doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước từ khâu Thử nghiệm lâm sàng, Đăng ký lưu hành thuốc, các điều kiện sản xuất, kiểm tra giám sát trong lưu hành đối với các sản phẩm Dược phẩm và nhiều Doanh nghiệp chắc chắn sẽ không vượt qua được các điều kiện này. Ngược lại, đối với Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe việc Kiểm nghiệm, Công bố, sản xuất  khá đơn giản, nhanh chóng và không cần quá nhiều điều kiện, chi phí thấp. Chính vì điều này nhiều Doanh nghiệp đã lựa chọn Công bố sản phẩm dưới dạng thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứ không phải Đăng lý lưu hành thuốc.

– Xuất phát từ Tâm lý né tránh trách nhiệm: Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp điều trị bệnh, hỗ trợ giúp tăng cường  sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng cho người sử dụng mà đã là Hỗ trợ, là Giúp thì không có định lượng chính xác bao nhiêu. Ngược lại, đối với Dược phẩm và Thuốc có tác dụng là Chữa bệnh, mà khi đã nói đến Chữa thì phải chữa khỏi bệnh hoặc đẩy lui bệnh hay chí ít là ngăn ngừa bệnh phát triển hay ngăn ngừa bênh tái phát như vậy nếu chữa bệnh mà bệnh không khỏi, lâu khỏi, không thuyên giảm như một số bài thuốc cổ truyền thì đòi hỏi người sử dụng phải trong thời gian dài, phải kiêng khem nhiều thứ nên rất khó tạo niềm tin cho người bệnh.

– Hiểu biết về pháp luật quảng cáo: Không ít doanh nghiệp khi được Luật Bạch Minh tư vấn thì đã trao đổi với chúng tôi như sau: Đã gọi là Quảng cáo thì ít nhiều phải Giật tít, nói quá một chút, nói hay về sản phẩm, có như vậy thì mới gây được sự chú ý của người đọc, người xem quảng cáo, từ đó mới tăng khả năng bán hàng. Còn nếu chỉ quảng cáo theo quy định, quảng cáo theo đúng kịch bản quảng cáo, đúng maket quảng cáo đã được phê duyệt thì rất khó thu hút người đọc, người xem và rất khó bán hàng. Hoặc chúng tôi thấy trên báo mạng internet, facebook hiện nay rất nhiều quảng cáo có nội dung còn quá (vi phạm) hơn thế này nhiều nhưng họ vẫn quảng cáo và bán hàng, nếu mình quảng cáo như giấy phép thì ai mua. Và chúng tôi cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, giám sát quảng cáo thực phẩm nói chung và Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nói riêng hiện nay còn yếu. Chính vì vậy đã và đang gây rất nhiều khó khăn cho các Đơn vị tuân thủ pháp luật về quảng cáo và Quảng cáo đúng Giấy phép phê duyệt nội dung quảng cáo và câu cuối cùng khi được tư vấn giải thích vẫn là: Biết rồi khổ lắm nói mãi.

2. Về các hành vi vi phạm quảng pháp luật cáo thực phẩm chức năng thường gặp:

Thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật quảng cáo liên quan đến Quảng cáo thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là:

2.1 Các hành vi Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi chưa có Giấy phép quảng cáo:

Đây là các hành vi quảng cáo chui, quảng cáo không có giấy phép quảng cáo. Mặc dù một số nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo uy tín, các báo điện tử, báo giấy đều có quy định rõ về điều kiện để chạy quảng cáo đối với sản phẩm Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe  là phải có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng vẫn còn nhiều trang tin, diễn dàn đã không áp dụng, áp dụng không đầy đủ quy định này nên các doanh nghiệp vẫn thực hiện việc quảng cáo mà không cần Giấy phép quảng cáo.

2.2 Các hành vi Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đúng  Giấy xác nhận nội dung quảng cáo được Cục ATTP – Bộ Y tế phê duyệt như:

+ Quảng cáo không đúng với nội dung giấy phép quảng cáo đã được phê duyệt. Trong trường hợp này nhiều đơn vị chỉ được cấp 01 Giấy xác nhận quảng cáo bằng maket cứng, nhưng khi triển khai đã quảng cáo bằng video trên báo chí, trên trang thông tin điện tử, trên facebook. Hoặc khi được cấp giấy Phép quảng cáo bằng video có thời lượng 30 giây, nhưng khi triển khai quảng cáo để cắt giảm chi phí quảng cáo cho Nhà Đài, thì thời lượng quảng cáo chỉ còn 5 hoặc 10 giây. Với thời lượng như vậy các thông tin bắt buộc và nội dung khuyến cáo khó có thể được thể hiện trên nội dung quảng cáo.

+ Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

+ Nội dung khuyến cáo: “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”  không được thể hiện rõ đối với quảng cáo bằng hình thức tờ rơi, poste, bảng biển hoặc không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.

+ Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “số một” như: “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.

+ Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phù hợp với các thông tin trong hồ sơ công bố cụ  thể: Tên sản phẩm quảng cáo không đúng tên sản phẩm trong hồ sơ công bố, Chỉ tiêu thành phần chính của sản phẩm, về công dụng hoặc tác dụng của sản phẩm.

Ví dụ sai phạm:

Thông tin trên hồ sơ Công bố: Một sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có tên là: Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe ABC, có công dụng giúp cho người đang điều trị tiểu đường có thể sức đề kháng, tăng cường sức khỏe bằng các bổ sung thêm môt số vitamin có lợi.

Nhưng khi quảng cáo trên báo chí có nội dung sau:

Tên sản phẩm là: Thuốc trị tiểu đường ABC.

Công dụng của sản phẩm là: Dùng cho người bị bệnh tiểu đường 

Như vậy tên sản phẩm và công dụng trên quảng cáo đã vi phạm

+ Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe thiếu tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

+ Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

+ Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

+ Trong nội dung quảng cáo, có xuất hiện hình ảnh, biểu tượng, logo, nhãn hiệu là đối tượng thuộc sở hữu của người khác theo Luật Bản quyền tác giả, Luật Sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại).

+ Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe dưới hình thức các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ví dụ: Sử dụng biểu tượng của ngành y Dấu thập đỏ trong quảng cáo; Sử dụng hình ảnh nhân vật mặc áo Blu trắng, áo bệnh nhân của bộ bệnh viện nào đó để quảng cáo sản phẩm.

3. Quyền kiểm tra, giám sát và phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật Quảng cáo:

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền có ý kiến phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo đến các cơ quan có thẩm quyền như UBND các cấp, Công an, Thanh tra chuyên ngành, Hải quan, Bộ đội Hải quan, Quản lý thị trường, cơ quan thuế.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan quản lý Nhà nước theo nhiệm vụ: UBND các cấp, Công an, Thanh tra chuyên ngành, Hải quan, Bộ đội Hải quan, Quản lý thị trường, cơ quan thuế sẽ xem xét và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo.

4. Mức xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền đối với các hành vi vi phạm trong việc Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Hành vi vi phạm pháp luật Quảng cáo đối với việc Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ bị xử phạt căn cứ vào các quy định dưới đây:

+ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, du lịch và Quảng cáo.

+ Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của Chính Phủ Sửa đổi một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, du lịch và Quảng cáo.

+ Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2019 của Chính Phủ  Quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm.

Theo các văn bản trên, mức xử phạt vi phạm hành chính bằng Tiền đối với Cá nhân vi phạm tối đa là 100 triệu đồng một hành vi vi phạm, mức phạt đối với Tổ chức tối đa200 triệu đồng một hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo.

5. Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với Quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm

Ngoài việc xử phạt hành chính bằng tiền, Tổ chức cá nhân vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:

+ Buộc thu hồi lại và tiêu hủy các tài liệu, ấn phẩm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm như tờ rơi, tạp chí chuyên ngành vi phạm;

+  Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

+ Buộc xin lỗi công khai tổ chức, cá nhân mà người quảng cáo đã vi phạm khi sử dụng hình ảnh không được phép, so sánh trực tiếp..

+  Buộc tháo dỡ các bảng biển quảng cáo ngoài trời, buộc gỡ hoặc xóa các bài quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên báo chí, trên mạng internet, trên mạng xã hội và các website vi phạm.

+ Buộc đăng tin cải chính công khai trên báo chí về các công tin không chính xác về sản phẩm.

6. Về phối hợp xử phạt vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Trưởng hợp cá nhân, tổ chức vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm không tự nguyện thực hiện việc xử phạt, không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì  tương ứng với từng hành vi vi phạm cơ quan quản lý nhà nước sẽ đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp xử lý vi phạm cụ thể:

– Phối với với UBND và cơ quan Công an nơi cá nhân cư trú hoặc nơi tổ chức có trụ sở chỉnh để tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các khoản phạt bằng tiền.

– Đăng tải công khai trên website của Cục ATTP và trao đổi cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để kịp thời phản ảnh về Thông tin sản phẩm vi phạm quảng cáo, thông tin về doanh nghiệp, địa chỉ website đang quảng cáo vi phạm.

– Đề nghị Bộ Thông tin truyền thông kiểm tra tên miền có đăng tải bài viết vi phạm pháp luật quảng cáo để gỡ bài hoặc đóng tên miền.

– Thu hồi Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã cấp, thu hồi Bản công bố sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được Cục ATTP cấp.

Hy vọng rằng, với bài viết này sẽ trợ giúp các tổ chức, cá nhân có định hướng quảng cáo đúng và tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo, về An toàn thực phẩm. Đặc biệt là các doanh nghiệp đang thực hiện việc quảng cáo mà không có giấy phép quảng cáo, quảng cáo không đúng, chưa đúng với nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế phê duyệt.

Mọi thắc mắc hoặc các yêu cầu tư vấn về pháp luật quảng cáo, về xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, về mức xử phạt vi phạm phạm luật quảng cáo xin liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp miễn phí giúp Quý vị.

Điện thoại tư vấn hỗ trợ toàn diện về Quảng cáo:  0904 152 023 – 0865 28 58 28


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay