Hướng dẫn thủ tục giải quyết ly hôn thuận tình

Ly hôn thuận tình là khi cả vợ và chồng cùng đồng thuận ly hôn để giải thoát cho nhau thay vì việc cố gắng chung sống nhưng việc chung sống càng kéo dài chỉ làm cho mỗi bên thêm mệt mỏi căng thẳng.

Nghĩa vợ chồng đến với nhau là do tình cảm và theo phật giáo thì vợ chồng là ở chữ duyên, và khi duyên đã hết thì Ly hôn chính là một giải pháp để giải thoát nhau. Hãy coi như hết duyên, vợ chồng hãy giành cho nhau sự tôn trọng cuối cùng, hãy sống vì chính mình và hãy làm những người bạn để cùng nhau chăm lo con cái.

1. Căn cứ Toà án giải quyết ly hôn thuận tình:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Như vậy có thể thấy các điều kiện thuận tình ly hôn như sau:

Thứ nhất về quan hệ hôn nhân: Cả hai bên vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn và cùng đồng ý việc chấm dứt quan hệ hôn nhân;

Thứ hai: Vợ chồng đã đạt thoả thuận về việc chia tài sản, về con chung cụ thể

+ Về con chung (nếu có): Hai vợ chồng đã thoả thuận được với nhau về việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con mà không có tranh chấp và thoả thuận này đảm bảo quyền lợi của con.

+ Về tài sản chung vợ chồng (nếu có): Hai vợ chồng đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung và thoả thuận này bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

+ Về công nợ chung vợ chồng (nếu có): Hai vợ chồng đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia trách nhiệm đối với công nợ chung và thoả thuận này bảo đảm quyền lợi chính đáng của chủ nợ.

Như vậy, có thể thấy ngoài việc vợ chồng thuận tình yêu cầu Toà án ra quyết định ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân thì phải thống nhất cách giải quyết các nội dung về con chung, về tài sản hoặc công nợ chung, trường hợp nếu không yêu cầu toà án công nhận thì các bên tự thoả thuận mà không yêu cầu toà án xem xét giải quyết.

Trong thời gian Toà án thụ lý và xem xét, nếu một trong các bên không còn mong muốn ly hôn hoặc một trong các bên có tranh chấp về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, phân chia tài sản, phân chia công nợ chung thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung về ly hôn đơn phương (Ly hôn theo yêu cầu của một bên).

2. Hồ sơ giải quyết ly hôn thuận tình:

+ Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn theo mẫu do vợ chồng cùng ký ( mẫu Đơn của Toà án);

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);

+ CMND hoặc Căn cước công dân của vợ/chồng (bản sao công chứng);

+ Sổ Hộ khẩu (nếu còn) hoặc các giấy tờ chứng minh nơi cư trú của vợ chồng như: Giấy tạm trú, xác nhận tạm trú.. để chứng minh thẩm quyền của Toà án),

+ Giấy khai sinh của các con (nếu có); (Bản trích lục hoặc Bản sao Công chứng)

+ Bản sao chứng thực các giấy tờ chứng cứ chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm… (nếu vợ chồng có tài sản chung).

+ Bản tự khai ghi nhận ý kiến của con về mong muốn được ở với bố hoặc mẹ khi ly hôn (trường hợp con trên (07) bảy tuổi);

Xem hướng dẫn chi tiết về hồ sơ ly hôn thuận tình gồm những gì?

3. Thủ tục giải quyết ly hôn thuận tình:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục ly hôn thuận tình của vợ chồng được thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn thuận tình cho Toà án có thẩm quyền

Hồ sơ ly hôn được các bên nộp trực tiếp tại Toà án hoặc hoặc gửi qua đường Bưu điện.

Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp tiền tạm ứng án phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện.

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu giải quyết ly hôn thuận tình

Căn cứ thông báo của Toà án, vợ hoặc chồng sẽ đi nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án (trong trường hợp nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh).

Bước 4: Mở phiên họp công khai để giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian chuẩn bị này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp giải quyết và tiến hành mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…

Bước 5: Toà án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Nếu hòa giải không thành và vợ chồng vẫn muốn ly hôn: thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn khi hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Ngược lại, trong trường hợp nếu hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định Đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.

Xem thêm cách giải quyết ly hôn thuận tình nhanh nhất

4. Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình tại Toà án

Nếu hồ sơ hợp lệ, thời gian thông thường để Toà án xem xét và ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn là khoảng 40-45 ngày kể từ ngày Toà án tiếp nhận đơn yêu cầu.

5. Giải quyết ly hôn thuận tình ở đâu?

Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

“Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”

Do đó, việc nộp đơn ly hôn ở đâu cũng là một trong những việc hai vợ chồng có thể thỏa thuận. Khi đó, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

6. Lệ phí Toà án giải quyết ly hôn thuận tình:

Theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ quốc hội: Án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình được chia thành có giá ngạch và không có giá ngạch. Với vụ việc thuận tình ly hôn, án phí được quy định là 300.000 đồng và được chia đều cho từng người mỗi người phải chịu ½ mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác.

7. Thời gian mở phiên toà xem xét yêu cầu ly hôn thuận tình:

Thời gian mở phiên họp xét yêu cầu ly hôn thuận tình là 01 tháng, kể từ ngày Toà án thụ lý. Trong thời gian chuẩn bị này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp giải quyết và tiến hành mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định. Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…

Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

8. Mẫu đơn ly hôn thuận tình

Xem hướng dẫn chi tiết cách viết đơn ly hôn thuận tình tại đây

9. Mẫu quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Toà án

10. Các trường hợp đình chỉ giải quyết ly hôn thuận tình

Theo đó, Toà án thụ lý sẽ ra Quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn trong các trường hợp sau:

– Trường hợp Toà án hoà đoàn tụ thành, Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ – Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 397 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Trường hợp nếu vợ chồng có đơn xin rút đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Việc rút đơn là hoàn toàn tự nguyện, không trái quy định của pháp luật thì Toà án ra Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu – Căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 366, Điều 371, Điều 273 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

– Toà án ra Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và chuyển sang vụ án lý hôn: nếu vợ chồng không đạt thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

11. Chuyển thành vụ án khởi kiện ly hôn:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 397 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015:

Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các bên đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

Xem video hướng dẫn hồ sơ, thủ tục Ly hôn thuận tình

12. Ly hôn thuận tình với người nước ngoài

Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài là các trường hợp: Thuận tình Ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam với một bên là người nước ngoài hoặc ly hôn giữa vợ chồng đều là người nước ngoài nhưng thường trú ở Việt Nam.

So với thủ tục thuận tình ly hôn trong nước, Thủ tục thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài có một số điểm khác biệt về thẩm quyền của toà án và về luật áp dụng trong trường từng trường hợp cụ thể.

Chi tiết về hồ sơ, thủ tục ly hôn thuân tình với người nước ngoài các bạn tham khảo tại đây.

13. Văn bản pháp luật giải quyết ly hôn thuận tình.

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 các Điều 55; 81, 82, 83

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 212, Điều 213 và Điều 397)

– Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án

14. Dịch vụ luật sư giải quyết ly hôn thuận tình

Với đội ngũ Luật sư tư vấn am hiểu, dày dặn kinh nghiệm và nắm rõ những quy định của pháp luật trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Luật Bạch Minh sẵn sàng chia sẻ và cung cấp các dịch vụ tư vấn dưới đây:

– Tư vấn hồ sơ, thủ tục, quy trình tiến hành thủ tục ly hôn;

– Tư vấn phương án giải quyết các tranh chấp về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định pháp luật;

– Tư vấn những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về việc phân chia và xác định tài sản chung, tài sản riêng.

Xem thêm dịch vụ Tư vấn và giải quyết ly hôn thuận tình trọn gói tại đây?

15. Quy trình tư vấn và giải quyết việc ly hôn thuận tình tại Luật Bạch Minh

Ngay khi tiếp nhận yêu cầu và thông tin từ Khách hàng về việc Ly hôn, Luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện việc Tư vấn, hỗ trợ và giải đáp về hồ sơ, thủ tục và đưa ra phương án tốt nhất để khách hàng lựa chọn giải quyết sao cho phù hợp với từng hồ sơ, vụ việc…và báo phí dịch vụ tư vấn.

Sau khi Khách hàng Quyết định sử dụng dịch vụ của Luật Bạch Minh, chúng tôi sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Soạn thảo Đơn đề nghị thuận tình ly hôn theo đúng mẫu của Toà án có thẩm quyền giải quyết gửi Khách hàng ký và lên danh mục hồ sơ tài liệu để Khách hàng chuẩn bị.

Bước 2: Hỗ trợ cùng Khách hàng nộp hồ sơ ly hôn thuận tình, nộp án phí.

Bước 3: Cùng khách hàng tham dự phiên hoà giải đoàn tụ do Toà án tổ chức.

Bước 4: Nhận Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Toà án sau 07 ngày kể từ ngày hoà giải không thành và vợ chồng khách hàng không có tranh chấp về các vấn đề khác (con chung, tài sản chung, cấp dưỡng..).

Để đáp ứng mọi yêu cầu của Khách hàng, Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ ly hôn trọn gói với Gói thời gian thông thường và Gói ly hôn nhanh và siêu nhanh.

Mọi yêu cầu tư vấn và Báo giá về dịch vụ ly hôn xin Quý khách vui lòng liên hệ

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

– Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865 28 58 28

– Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn và báo phí qua Email: luatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay