Bao bì sản phẩm là vật dùng để bao gói hoặc chứa đựng sản phẩm. Trên bao bì sản phẩm thường có các thông tin về Tên sản phẩm (có thể là Tên riêng tự đặt hoặc Tên gọi thông thường của sản phẩm), thành phần, công dụng, Nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng tên địa chỉ, số điện thoại của đơn vị sản xuất, phân phối ….. Ngoài các thông tin trên thì Bao bì sản phẩm thường được thiết kế bằng các màu sắc bắt mắt, tạo ấn tượng và dễ ghi nhớ cho người tiêu dùng. Như vậy có thể thấy rằng để thiết kế sáng tạo ra một mẫu bao bì sản phẩm đòi hỏi Doanh nghiệp phải tốn nhiều tâm huyết, công sức và trí tuệ và tiền của.
Vậy nhưng trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển, việc mua bán, quảng cáo được thực hiện rất nhiều trên mạng internet, do vậy chỉ trong một thời gian ngắn thông tin và hình ảnh về bao bì sản phẩm đã ngập tràn các trang mạng xã hội và nếu Doanh nghiệp trước đó không chú trọng trong việc đăng ký bảo hộ thì rất có thể sẽ đánh mất đi tài sản trí tuệ đối với việc thiết kế, sáng tạo bao bì sản phẩm và sâu xa hơn là Doanh nghiệp khác đã đăng ký trước sẽ đương nhiên hưởng quyền ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ độc quyền. Khi được cấp văn bằng bảo hộ họ sẽ có toàn quyền độc quyền sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng bao bì sản phẩm do bạn sáng tạo.
Vậy ngay sau khi hoàn thành việc thiết kế bao bì, các bạn nên tìm hiểu về các đối tượng để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể các bạn:
Ảnh Minh họa về một số mẫu Bao bì sản phẩm
Mục lục bài viết
1. Các hình thức có thể lựa chọn để đăng ký bảo hộ bao bì sản phẩm:
1.1 Đăng ký bản quyền tác giả đối với hình ảnh thiết kế mẫu bao bì:
Đăng ký bản quyền đối với hình ảnh thiết kế bao bì sản phẩm: Là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục bản quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền là một trong những căn cứ pháp lý để chứng minh Ai là tác giả đã thiết kế ra bao bì sản phẩm và Ai là chủ sở hữu tác phẩm thiết kế bao bì sản phẩm.
Chi tiết về Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký Quyền tác giả Quý vị tham khảo Mục (2) dưới đây.
1.2 Đăng ký Nhãn hiệu đối với bao bì sản phẩm:
Nhãn hiệu là dấu hiệu thể hiện bằng từ ngữ, hình ảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố này. Nhằm phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của người này với hàng hóa của người khác.
Đăng ký Nhãn hiệu: Là một thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ, nếu nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ thì Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng Nhãn bao bì sản phẩm, các tổ chức, cá nhân khác không được quyền sử dụng nhãn hiệu này để sản xuất hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc nhập khẩu về Việt Nam sản phẩm gắn nhãn hiệu này nếu không được chủ nhãn hiệu đồng ý cho phép.
Chi tiết về Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký Nhãn hiệu Quý vị tham khảo Mục (3) dưới đây.
1.3 Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp đối với Nhãn sản phẩm
Kiểu dáng Công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp: Là một thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ, nếu Kiểu dáng nhãn sản phẩm đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng Công nghiệp thì Cục Sở hữu sẽ cấp Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp. Sau khi được cấp Bằng độc quyền Chủ sở hữu Kiểu dáng được độc quyền sử dụng Kiểu dáng Nhãn sản phẩm, các tổ chức, cá nhân khác không được quyền sử dụng Kiểu dáng này để sản xuất hàng hóa hoặc nhập khẩu về Việt Nam các sản phẩm gắn Kiể dang này nếu không được chủ Kiểu dáng đồng ý cho phép.
Chi tiết về Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp Quý vị tham khảo Mục (4) dưới đây.
2. Hướng dẫn Đăng ký quyền tác giả đối với hình ảnh bao bì sản phẩm:
2.1 Đối tượng đăng ký bản quyền tác giả đối với hình ảnh thiết kế bao bì sản phẩm:
– Quyền đăng ký: Tác giả hoặc Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký
– Đối tượng bảo hộ: Là bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm
Ví dụ: Đăng ký đối với tác phẩm mỹ thuật:
2.2 Điều kiện bảo hộ bản quyền tác giả:
Để một tác phẩm nói chung và một bao bì sản phẩm nói riêng được bảo hộ quyền tác giả thì điều kiện tiên quyết phải có đó chính là tính sáng tạo độc lập. Điều này có nghĩa là tác giả phải sáng tạo ra tác phẩm bằng hoạt động lao động trí tuệ của chính mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
2.3 Hồ sơ Đăng ký quyền tác giả đối với thiết kế bao bì sản phẩm:
– Tờ khai đăng ký bản quyền logo: Yêu cầu khai đúng thông tin của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm, tác phẩm phải được phân loại và mô tả chính xác đóng thời nêu rõ thời gian công bố tác phẩm logo.
– Mẫu Nhãn bao bì sản phẩm cần đăng ký bảo hộ;
– Bản sao công chứng Giấy phép kinh doanh nếu Công ty/ Hộ kinh doanh là chủ sở hữu Nhãn bao bì sản phẩm kèm theo Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của tác giả được giao nhiệm vụ hoặc được thuê thiết kế sáng tạo bao bì sản phẩm, hoặc
– Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của tác giả đồng thời là Chủ sở hữu tác phẩm.
– Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua Luật Bạch Minh làm tổ chức đại diện đăng ký quyền tác giả);
– Các tài liệu khác nhằm chứng minh quyền nộp Hồ sơ đăng ký quyền tác giả như: Hợp đồng thuê thiết kế bao bì sản phẩm; Quyết định giao việc thiết kế bao bì sản phẩm, văn bản thỏa thuận của các tác giả, Bản cam đoan, Bản tuyên bố về Quyền tác giả và chủ sở hữu tác phẩm.
– Phí lệ phí đăng ký Quyền tác giả.
2.4 Thời gian thẩm định cấp giấy Chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả:
Trong thời gian từ 17-30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền (nếu hồ sơ hợp lệ)
2.5 Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả:
Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả là chứng cứ pháp lý ghi nhận đầy đủ thông tin về Mẫu bao bì sản phẩm như: Ai là Tác giả thiết kế, sáng tạo ra bao bì sản phẩm, ai là Chủ sở hữu tác phẩm bao bì sản phẩm. Đây là cơ sở pháp lý để chống lại các hành vi sao chép và sử dụng trái phép hình ảnh mẫu bao bì sản phẩm được bảo hộ.
2.6 Quyền của Tác giả thiết kế và Chủ sở hữu hình ảnh thiết kế bao bì sản phẩm:
Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả hình ảnh thiết kế bao bì sản phẩm có các quyền sau:
– Các quyền nhân thân như: Quyền đặt tên cho tác phẩm thiết kế bao bì, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Các quyền tài sản đối với bao bì sản phẩm như: Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
Các tổ chức, cá nhân khác khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
3. Hướng dẫn Đăng ký Nhãn hiệu đối với Bao bì sản phẩm:
3.1 Đối tượng đăng ký Nhãn hiệu đối với Bao bì sản phẩm:
Nhãn hiệu sản phẩm là dấu hiệu (là tên gọi, logo, biểu tượng, hình ảnh bao bì đặc trưng) dùng để phân biệt hàng hoá, sản phẩm của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, sản phẩm cùng loại của tổ chức cá nhân khác. Tuy nhiên, trên bao bì sản phẩm thường có thêm các thông tin liên quan đến sản phẩm như thành phần, công dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, các khuyến cáo, thông tin về tên địa chỉ, số điện thoại của đơn vị sản xuất, phân phối ….đây là các thông tin không được bảo hộ riêng.
Chính vì vậy, nếu lựa chọn đăng ký Nhãn hiệu đối với bao bì sản phẩm, Quý vị có thể đăng ký theo 1 trong 2 phương án sau hoặc chọn cả 2 phương án:
Ví dụ minh họa về cách đăng ký qua một Mẫu Nhãn sản phẩm:
– Phương án 1: Chỉ lấy Phần chữ là tên riêng trên bao bì sản phẩm để đăng ký làm Nhãn hiệu:
“Hysen Clean” hoặc “Hysen Clean Forever Fresh Super Premium Clumping Cat Litter” để đăng ký làm Nhãn hiệu.
– Phương án 2: Lấy cả hình nhãn sản phẩm (sau khi xóa bỏ đi các thông tin về thành phần, công dụng, khối lượng và các dấu hiệu của các tổ chức khác chứng nhận chất lượng sản phẩm như ISO, FDA, GMP..)
3.2 Điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu Bao bì sản phẩm:
Để được cấp Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu: Yêu cầu Nhãn hiệu bao bì sản phẩm (Bao gồm phần chữ, phần hình) phải đáp ứng 02 điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất: Nhãn hiệu bảo bì sản phẩm (bao gồm phần hình phần chữ) không thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
+ Tên riêng sản phẩm đăng ký làm nhãn hiệu: Tên sản phẩm Không phải là tên gọi thông thường của hàng hóa.
Ví dụ: Các từ hoặc cụm từ có chứa từ: “Nước” không được bảo hộ cho sản phẩm (nước); “Mỳ” hay “Mì” không được bảo hộ cho sản phẩm (Mì); từ “Bánh” không được bảo hộ cho sản phẩm (bánh kẹo)..
+ Các cụm từ ghi thông tin thành phần của sản phẩm không được bảo hộ riêng làm Nhãn hiệu cho bất kỳ ai: Ví dụ: Đường, mạch nha, tinh bột..(vì khi sản xuất ai cũng phải sử dụng các thành phần này)
+ Các cụm từ ghi thông tin Công dụng, tác dụng của sản phẩm không được bảo hộ riêng làm Nhãn hiệu cho bất kỳ ai: Ví dụ: giảm ho, hạ sốt, giảm đau nhức.
+ Các cụm từ có chứa tên các quốc gia, tổ chức quốc tế không được đăng ký làm nhãn hiệu như: EU, France, Hoa kỳ, Việt Nam, Tổ chức thương mại thế giới (WTO); Ngân hàng thế giới (World Bank – WB)….;
+ Các cụm từ là tên Danh nhân Văn hóa của Việt Nam và thế giới cũng không được đăng ký làm Nhãn hiệu như: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, LENIN, NEWTON, PUTIN..
+ Các cụm từ có chứa tên địa danh, vùng lãnh thổ mà việc đăng ký sử dụng Nhãn hiệu có thể gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa: Vì dụ: Cá nhân người Việt Nam lại đăng ký Nhãn hiệu có chứa cụm từ : (China – Trung quốc), (Hàn quốc – Korea)….mà không có bất kỳ mối liên hệ nào. Các cụm từ chứa tên địa danh nổi tiếng, các cụm từ là tên gọi của các vùng miền tại Việt nam nếu không được các cơ quan đó chấp thuận.. Ví dụ: Phan thiết, Nha Trang..
Điều kiện 2: Nhãn hiệu bảo bì sản phẩm (bao gồm phần hình phần chữ) đăng ký phải có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác đang được bảo hộ tại Việt nam hoặc đã nộp đơn đăng ký tại Việt Nam có cùng hàng hóa/dịch vụ hoặc tương tự về hàng hóa dịch vụ
Phân tích một vài trường hợp trùng và tương tự gây nhầm lẫn về nhãn hiệu và hàng hóa nên nhãn hiệu sau không được cấp văn bằng bảo hộ:
– Ví dụ về 02 Nhãn hiệu trùng, sản phẩm trùng: Nhãn hiệu đăng ký sau không được bảo hộ
TT | Nhãn hiệu dự kiến |
Nhãn hiệu của người khác (Nhãn hiệu đối chứng) |
Kết luận/Đánh giá |
Nhãn hiệu | Dulux | Dulux | Nhãn hiệu trùng |
Sản phẩm | Dự định đăng ký cho sản phẩm sơn | Đã được bảo hộ làm Nhãn hiệu cho sản phẩm sơn, bột trát tường | Hàng hóa trùng |
– Ví dụ về 02 Nhãn hiệu trùng, sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự: Nhãn hiệu đăng ký sau không được bảo hộ
TT | Nhãn hiệu dự kiến | Nhãn hiệu của người khác
(Nhãn hiệu đối chứng) |
Kết luận/Đánh giá |
Nhãn hiệu | Dulux | Dulux | Nhãn hiệu trùng |
Sản phẩm | Dự định đăng ký cho sản phẩm hóa chất chống thấm | Đã được bảo hộ làm Nhãn hiệu cho sản phẩm sơn, bột trát tường | Hàng hóa tương tự |
TT | Nhãn hiệu dự kiến | Nhãn hiệu của người khác
(Nhãn hiệu đối chứng) |
Kết luận/Đánh giá |
Nhãn hiệu | Dulux | Dulux | Nhãn hiệu trùng |
Sản phẩm | Dự định đăng ký cho dịch vụ mua bán, xuất nhập khẩu sơn | Đã được bảo hộ làm Nhãn hiệu cho sản phẩm sơn, bột trát tường | Hàng hóa/dịch vụ tương tự |
– Ví dụ về 02 Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn, sản phẩm dịch vụ trùng: Nhãn hiệu đăng ký sau không được bảo hộ
TT | Nhãn hiệu dự kiến | Nhãn hiệu của người khác
(Nhãn hiệu đối chứng) |
Kết luận/Đánh giá |
Nhãn hiệu | Dullux | Dulux | Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn |
Sản phẩm | Dự định đăng ký cho sản phẩm sơn, bột trát tường | Đã được bảo hộ làm Nhãn hiệu cho sản phẩm sơn, bột trát tường | Hàng hóa trùng |
TT | Nhãn hiệu dự kiến | Nhãn hiệu của người khác
(Nhãn hiệu đối chứng) |
Kết luận/Đánh giá |
Nhãn hiệu | Dulu
hoặc Duluc |
Dulux | Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn |
Sản phẩm | Dự định đăng ký cho sản phẩm sơn, bột trát tường | Đã được bảo hộ làm Nhãn hiệu cho sản phẩm sơn, bột trát tường | Hàng hóa trùng |
TT | Nhãn hiệu dự kiến | Nhãn hiệu của người khác
(Nhãn hiệu đối chứng) |
Kết luận/Đánh giá |
Nhãn hiệu | Dulux New
hoặc Dulux Mới |
Dulux | Thành phần chính “Dulux” trùng, phần còn lại (new, mới) không tạo ra sự khác biệt đáng kể nên 02 nhãn hiệ tương tự gây nhầm lẫn |
Sản phẩm | Dự định đăng ký cho sản phẩm sơn, bột trát tường | Đã được bảo hộ làm Nhãn hiệu cho sản phẩm sơn, bột trát tường | Hàng hóa trùng |
3.3 Hồ sơ Đăng ký Nhãn hiệu:
Để Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu, người nộp đơn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
– 02 tờ khai Đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu:
– 05 Mẫu nhãn sản phẩm kèm theo (kích thước không quá 8x8cm)
– Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký Nhãn hiệu;
– Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc CMND, CCCD đối với cá nhân đăng ký.
– Giấy ủy quyền Đại diện nếu người nộp đơn Ủy quyền cho Luật Bạch Minh.
– Chứng từ phí và lệ phí.
3.4 Thời gian thẩm định hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu:
Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu trong thời hạn từ 22-24 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Kết thúc thẩm định, nếu Nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ (tiêu chuẩn bảo hộ), Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo dự định cấp Văn bằng và đề nghị người nộp đơn nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu
Ngược lại, nếu Nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện cấp văn bằng bảo hộ (tiêu chuẩn bảo hộ) Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo Dự định từ chối cấp Văn bằng để người nộp đơn biết. Người nộp đơn có quyền phản đối dự định từ chối cấp Văn bằng và lập thành Văn bản phản đối gửi Cục Sở hữu trí tuệ xem xét.
3.5 Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu:
Hiệu lực về không gian: Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Hiệu lực về thời gian: Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn hiệu lực nhiều lần với mỗi lần 10 năm.
3.6 Quyền của Chủ sở hữu Nhãn hiệu:
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu đối với Nhãn sản phẩm. Chủ sở hữu Nhãn hiệu sản phẩm sẽ có các quyền sau:
– Có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm
– Cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu sản phẩm, chuyển giao chuyển nhượng Nhãn hiệu sản phẩm cho người khác.
– Được quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước (Công an, quản lý thị trưởng, Hải quan cửa khẩu..) ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền của Người thứ ba thông qua việc sử dụng Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn;
– Được thực hiện các hoạt động Quảng bá, Maketing giới thiệu sản phẩm mang Nhãn hiệu cho người tiêu dùng.
– Có quyền Phản đối cấp văn bằng bảo hộ cho các Nhãn hiệu đăng ký sau của Bên thứ ba nếu Nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ.
– Lưu ý: Sử dụng Nhãn hiệu là việc thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Gắn nhãn hiệu sản phẩm lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu sản phẩm được bảo hộ;
+ Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu sản phẩm được bảo hộ
4. Hướng dẫn Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp đối với Nhãn sản phẩm:
4.1 Đối tượng đăng ký Kiểu dáng công nghiệp đối với Nhãn sản phẩm:
Kiểu dáng Công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Chính vì vậy, nếu lựa chọn đăng ký kiểu dáng Nhãn sản phẩm, Quý vị có thể đăng ký Nhãn sản phẩm ở dạng thiết kế (phẳng) và kèm theo hình ảnh triển khai/sử dụng Nhãn sản phẩm:
Ví dụ: Nhãn sản phẩm đăng ký làm Kiểu dáng Công nghiệp và hình ảnh triển khai:
4.2 Điều kiện bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp:
Để một Nhãn bao bì sản phẩm được cấp Bằng độc quyền Kiểu dáng Công nghiệp. Yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Điều kiện về tính mới: Theo đó Nhãn sản phẩm được coi là có tính mới nếu Nhãn sản phẩm đó khác biệt đáng kể với những Nhãn sản phẩm đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký. Hai Nhãn sản phẩm được coi là Không khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai Nhãn sản phẩm đó.
(ii) Điều kiện về Tính sáng tạo: theo đó một Nhãn sản phẩm được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên Nhãn sản phẩm đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
(iii) Điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp: Một Nhãn sản phẩm được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là Nhãn sản phẩm đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
4.3 Hồ sơ Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp:
– 02 Tờ khai Đăng ký kiểu dáng Công nghiệp theo mẫu quy định;
– 04 Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ bao bì sản phẩm; (kích thước ảnh chụp hoặc bản vẽ không lớn hơn 210 x 297 mm và không nhỏ hơn 90 x 120 mm.
– 01 Bản mô tả bao bì sản phẩm;
– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu điện hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
4.4 Thời gian thẩm định hồ sơ đăng ký Kiểu dáng công nghiệp:
Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hồ sơ đăng ký Kiểu dáng nhãn sản phẩm trong thời hạn từ 22-24 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Kết thúc thẩm định, nếu Kiểu dáng nhãn sản phẩm đáp ứng điều kiện bảo hộ (tiêu chuẩn bảo hộ), Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo dự định cấp Văn bằng và đề nghị người nộp đơn nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ Kiểu dáng nhãn sản phẩm
Ngược lại, nếu Kiểu dáng nhãn sản phẩm không đáp ứng điều kiện cấp văn bằng bảo hộ (tiêu chuẩn bảo hộ) Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo Dự định từ chối cấp Văn bằng để người nộp đơn biết. Người nộp đơn có quyền phản đối dự định từ chối cấp Văn bằng và lập thành Văn bản phản đối gửi Cục Sở hữu trí tuệ xem xét.
4.5 Hiệu lực của Bằng độc quyền Kiểu dáng Công nghiệp:
Hiệu lực về không gian: Bằng độc quyền Kiểu dáng Công nghiệp có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Hiệu lực về thời gian: Bằng độc quyền Kiểu dáng Công nghiệp có hiệu lực 5 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn liên tiếp 02 lần, mỗi lần 05 năm.
4.6 Quyền của Chủ Bằng độc quyền Kiểu dáng Công nghiệp:
Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Bằng độc quyền Kiểu dáng Công nghiệp đối với Nhãn sản phẩm. Chủ sở hữu Nhãn sản phẩm sẽ có các quyền sau:
– Có quyền độc quyền sử dụng,
– Quyền cho phép người khác sử dụng, chuyển giao chuyển nhượng Kiểu dáng Công nghiệp.
– Được quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước (Công an, quản lý thị trưởng, Hải quan cửa khẩu..) ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền của Người thứ ba sử dụng Kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với kiểu dáng đang được bảo hộ.
– Lưu ý: Khi thực hiện một trong các hành vi sau được coi là Sử dụng Kiểu dáng Công nghiệp:
+ Sản xuất sản phẩm có kiểu dáng, in đính đúc Nhãn sản phẩm được bảo hộ với danh nghĩa Kiểu dáng công nghiệp.
+ Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có gắn Nhãn sản phẩm đang được bảo hộ với danh nghĩa Kiểu dáng công nghiệp
+ Nhập khẩu sản phẩm có gắn Nhãn sản phẩm đang được bảo hộ với danh nghĩa Kiểu dáng công nghiệp.
5. Dịch vụ đăng ký bảo hộ bao bì sản phẩm:
Tại bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn về các hình thức có thể Đăng ký bảo hộ Bao bì sản phẩm, lợi ích của từng hình thức đăng ký, phạm vi và thời gian, kết quả và để Quý vụ có thể lựa chọn một cách tối ưu, toàn diện.
Luật Bạch Minh là một trong các tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký kiểu dáng bao bì sản phẩm và Đăng ký Bản quyền chúng tôi đã tư vấn và đăng ký thành công cho hàng nghìn nhãn hàng. Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ trọn gói tư vấn và tiến hành Đăng ký bảo hộ thương hiệu của Doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm một cách nhanh, hiệu quả và chính xác.
Mọi yêu cầu tư vấn về Đăng ký Nhãn hiệu sản phẩm xin liên hệ
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH
Email: luatbachminh@gmail.com
Điện thoại /Zalo tư vấn: 0904 152 023 hoặc 0865 28 58 28