Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình, quyền trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con không phải là cố định mà có thể thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, học tập và chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho con.

1. Các trường hợp thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn:

Theo quy định tại Điều 84  của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền nuôi con  sau ly hôn có thể được thay đổi trong các trường hợp dưới đây:

Trường hợp thứ nhất: Thay đổi quyền nuôi con theo thoả thuận của cha mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, học tập và chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho con. hoặc

Trường hợp thứ hai: Thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của một bên cha hoặc mẹ trong trường hợp người đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con không còn đáp ứng các điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục con hoặc

Trường hợp thứ ba: Thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của người thân thích của con, theo yêu cầu của các tổ chức xã hội trong các trường hợp người đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Vậy các điều kiện gì để người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án thay đổi quyền nuôi con, và thủ tục thay đổi quyền nuôi con như thế nào?

2. Các điều kiện để yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn:

– Về tình cảm giữa người trực tiếp nuôi con với con:

Trường hợp người được giao trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng đã có các hành vi mắng chửi bạo hành con về thể chất hoặc tinh thần hoặc có hành vi vi phạm xâm phạm tính mạng sức khoẻ của con. Hoặc Người trực tiếp nuôi con lại thờ ơ, bỏ mặc con.

– Điều kiện về vật chất:

Người trực tiếp nuôi dưỡng con hiện đã không có nguồn thu nhập để chi trả các chi phí sinh hoạt của chính bản thân mình và không có khả năng tiếp tục chăm lo cho con về sinh hoạt ăn uống, học tập dẫn đến con có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất…

– Điều kiện về chỗ ở:

Người trực tiếp nuôi dưỡng con không có chỗ ở ổn định thường xuyên thay đổi chỗ ở và điều này ảnh hưởng đến lớn đến việc sinh hoạt và học tập của con.

– Điều kiện về thời gian chăm sóc, giáo dục:

Người được giao trực tiếp nuôi con đang làm công việc mà phải thường xuyên vắng nhà trong thời gian dài hoặc công việc quá bận rộn nên không có thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con. Hoặc người nuôi dưỡng con bị tuyên án tù giam vì hành vi vi phạm pháp luật.

– Về môi trường sống và sinh hoạt:

Người trực tiếp nuôi dưỡng con thường xuyên tụ tập hút chích, bài bạc ..(tệ nạn xã hội) mà nếu tiếp tục để con sinh sống trong môi trường này sẽ ảnh hưởng đến tính cách, nhận thức của con.

– Mong muốn và nguyện vọng của con trên 7 tuổi:

Trường hợp con từ 7 tuổi trở lên phải nếu có mong muốn được ở với cha hoặc với mẹ thì Tòa án sẽ xem xét theo nguyện vọng của con.

3. Hồ sơ thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn:

Tuỳ từng Trường hợp thay đổi quyền nuôi con mà người yêu cầu cần chuẩn bị hồ sơ thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn. Cụ thể

– Đơn yêu cầu hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

– Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của người yêu cầu

– Giấy khai sinh của con (Bản sao công chứng)

– Giấy xác nhận thông tin cư trú của người yêu cầu

– Quyết định/Bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. (Bản sao công chứng)

– Các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu thay đổi quyền nuôi con như: Văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc thay đổi quyền nuôi con, Bản trình bày mong muốn nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi về việc muốn ở với ai, tài liệu, chứng cứ chứng minh điều kiện nuôi con của các bên….

4. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Tại Việt Nam, cơ quan duy nhất có thẩm quyền ghi nhận thay đổi quyền nuôi con là Toà án. Theo đó Thẩm quyền của Toà án được quy định như sau:

Trích Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Toà án

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.”

 Điều 39.Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

Căn cứ theo quy định trên, thẩm quyền giải quyết yêu cầu/tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người hiện tại đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con cư trú (nơi cha/mẹ cư trú) hoặc đang đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của bạn.

5. Thủ tục giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn là thủ tục tố tụng dân sự nên trình tự đến thay đổi quyền nuôi con sẽ được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

5.1 Thủ tục thay đổi quyền nuôi con theo thỏa thuận của cha mẹ

Việc cha mẹ yêu cầu Toà án giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con là thủ tục giải quyết yêu cầu về hôn nhân gia đình. Thủ tục giải quyết yêu cầu được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Vợ chồng gửi đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn đến tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Tòa án thụ lý hồ sơ và thông báo về việc nộp án phí

Bước 3: Tổ chức buổi họp giữa các bên về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo thỏa thuận của hai vợ chồng. Trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con.

Bước 4: Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con.

5.2 Thủ tục thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của người không trực tiếp nuôi dưỡng con

Bản chất của việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của một bên là vụ án tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn. Theo đó, người không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xem xét giải quyết thay đổi quyền nuôi con nếu thấy người đang trực tiếp nuôi con không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con hoặc người đó không còn có các điều kiện để chăm sóc giáo dục con.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái sau ly hôn phát hiện người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Thì người không trực tiếp nuôi dưỡng con gửi đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Về thủ tục thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của người không trực tiếp nuôi dưỡng con được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Người không trực tiếp nuôi dưỡng con gửi đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. Người không trực tiếp nuôi dưỡng bao gồm: Cha hoặc mẹ, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ.

Bước 2: Tòa án tiếp nhận hồ sơ khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn và thụ lý hồ sơ. Sau khi thụ lý hồ sơ tòa án thông báo người khởi kiện nôp tạm ứng án phí và xác minh thông tin hồ sơ vụ việc.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử vụ việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Trước khi tiến hành mở phiên tòa giải quyết về khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, Tòa án sẽ triệu tập các bên nguyên đơn và bị đơn để yêu cầu cung cấp thêm thông tin và bổ sung tài liệu (nếu có)

Tại buổi triệu tập Tòa án sẽ hỏi ý kiến hai bên nguyên đơn và bị đơn có thỏa thuận về việc phân chia người trực tiếp nuôi dưỡng con. Nếu thỏa thuận thành thì Tòa án sẽ ghi nhận ghi nhận thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết toàn bộ vụ án và được Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận.

Nếu không hòa giải thành Tòa án sẽ thông báo mời tham gia phiên tòa xét xử giải quyết khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Bước 4: Mở Phiên tòa xét xử sơ thẩm

Tòa án sẽ giải quyết về việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn nếu có căn cứ chứng minh về người hiện tại người trực tiếp nuôi dưỡng con không đủ điều kiện để chăm sóc nuôi dưỡng con.

6. Án phí, lệ phí Toà án khi giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Căn cứ Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn giảm thu nộp quản lý và sử dụng án phí Tòa án. Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch mức thu là: 300.000 đồng

Theo đó với yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn hoặc khởi kiện giảnh quyền nuôi con sau ly hôn mức án phí, lệ phí toà án là: 300.000 đồng

Nhằm hỗ trợ cha mẹ trong việc bảo vệ quyền lợi mọi mặt cho con, Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ tư vấn, đại diện cha, mẹ giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giành quyền nuôi con và yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Mọi chi tiết xin liên hệ

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

 Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

 Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay