Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký nhãn hiệu là gì
Đơn đăng ký nhãn hiệu là tài liệu bắt buộc phải có để đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Trích Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH ngày 08/07/2022 Hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các luật sửa đổi bổ sung luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; 2019; 2022. Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp 1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây: a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định; b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này; c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện; d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác; đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; e) Chứng từ nộp phí, lệ phí. 2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu: a) Giấy ủy quyền; b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký; c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn. 3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm: a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.” |
Theo Quy định trên, Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được làm theo mẫu.
– 05 Mẫu nhãn hiệu rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm.
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
– Các tài liệu có liên quan khác như: Giấy uỷ quyền, Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu quyền đăng ký của người khác; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu hưởng quyền ưu tiên; Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể nếu Nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể; Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nếu Nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận.
Như vậy, Tờ khai đăng ký nhãn hiệu chỉ là một thành phần quan trọng trong Đơn đăng ký nhãn hiệu mà thôi.
2. Yêu cầu về đơn đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Đơn đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Đơn đăng ký nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Việt và được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa; được đánh số trang. Chủ đơn hoặc đại diện của Chủ đơn phải ký từng trang và đóng dấu giáp lai các trang (nếu chủ đơn là Tổ chức).
– Các tài liệu khác như: Giấy Uỷ quyền; Tài liệu chứng minh quyền đăng ký; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi được Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu:
– Mỗi đơn đăng ký Nhãn hiệu có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Một nhãn hiệu dùng cho Một hoặc Nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau.
– Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt; nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.
– Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
3. Hướng dẫn lập Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
3.1 Tải Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu:
Theo Quy định, Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải được làm theo mẫu. Do đó khi làm đăng ký nhãn hiệu cần sử dụng đúng Tờ khai theo Mẫu số 08 – Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ.
Tờ khai phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm, trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
Tải Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại đây: To khai dang ky nhãn hiệu
3.2 Hướng dẫn làm Tờ khai đăng ký nhãn hiệu:
– Người nội đơn phải điền đầy đủ các thông tin trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Người nộp đơn cần xác định rõ loại nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu ba chiều) trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
– Người nộp đơn phải mô tả bằng chữ rõ ràng về nhãn hiệu đăng ký.
– Thuật ngữ sử dụng trong Tờ Khai phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam.
3.3 Chuẩn bị Mẫu nhãn hiệu:
– Ngoài 02 Mẫu nhãn hiệu in hoặc dán trên Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Người nộp đơn cần chuẩn bị 05 Mẫu nhãn hiệu với các yêu cầu cụ thể sau:
+ Đối với yêu cầu bảo hộ Nhãn hiệu có Màu sắc: Thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
+ Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều: thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu.
+ Đối với nhãn hiệu Âm thanh: Thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh định dạng kỹ thuật số .mp3 với dung lượng không quá 3 MB và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh, cụ thể là được thể hiện bằng khuông nhạc 5 dòng kẻ
3.4 Về phân loại hàng hoá dịch vụ trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu:
Yêu cầu các hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với Bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
Bảng phân loại hàng hóa và Dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu theo Thoả ước Ni-xơ bao gồm 35 nhóm hàng hoá và 10 nhóm dịch vụ. Cụ thể:
Từ nhóm 01 đến 34 là các nhóm hàng hoá, theo đó các hàng hoá có cùng chức năng, mục đích sử dụng, hoặc cùng bản chất sẽ được phân vào một nhóm.
Từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm dịch vụ và cách dịch vụ có cùng mục đích được phân vào một nhóm.
4. Những khó khăn thường gặp phải khi làm đơn đăng ký nhãn hiệu
– Phần mô tả nhãn hiệu chưa chính xác không đáp ứng đầy đủ thông tin về màu sắc, đặc điểm hay ý nghĩa của nhãn hiệu dự định đăng ký;
– Việc phân loại hàng hoá, dịch vụ chính xác theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ Phiên là khó khăn, đặc biệt là các hàng hoá dịch vụ tên gọi giống nhau, nhưng lại được phân vào các nhóm khác nhau:
Ví dụ: Cùng là Vật liệu xây dựng nhưng Sắt, thép được phân ở nhóm 06 và Gạch, cát, đá sỏi được phân ở nhóm 19;
Cùng là quần áo, nhưng quần áo làm bằng vải sử dụng thông thường, Quần áo bảo hộ, quần áo chống cháy lại được phân ở các nhóm khác nhau;
– Các thông tin trong Tờ khai không được khai đầy đủ, và không đảm bảo tính thống nhất
– Phần mô tả nhãn hiệu: Trong các nhãn hiệu kết hợp hình chữ, hoặc màu sắc .. không mô tả đầy đủ yếu tố cấu thành, nọi dung và ý nghĩa của yếu tố hình trong nhãn hiệu..
5. Dịch vụ Tư vấn lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Để giúp đỡ khách hàng giải quyết những khó khăn nói trên. Luật Bạch Minh cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu với thủ tục đăng ký nhãn hiệu rất đơn giản, Khách hàng chỉ cần ký Giấy ủy quyền theo mẫu do Luật Bạch Minh soạn thảo, tất cả hồ sơ, giấy tờ sẽ do Luật Bạch Minh đại diện khách hàng chuẩn bị. Không những thế, Luật Bạch Minh sẽ theo dõi và theo đuổi đơn đến lúc có kết quả là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” trao cho khách hàng.
Chúng tôi cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ không phát sinh bất kỳ khoản phí nào ngoài khoản phí thanh toán ban đầu giữa Luật Bạch Minh và khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi khi quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp:
Phòng Đăng ký Nhãn hiệu – Văn phòng luật sư Bạch Minh
Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28
Email: luatbachminh@gmail.com