Thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp như thế nào?. Đây là vấn đề cần được giải quyết ngay từ khi lên ý tưởng đầu tư kinh doanh. Bạn đang hiểu là thành lập doanh nghiệp là chỉ cần xin giấy phép kinh doanh là xong. Đấy là suy nghĩ sai lầm của đa phần bạn trẻ hiện đang bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.  Không chỉ là xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà thành lập doanh nghiệp bao gồm xây dựng cả hệ thống đế chế riêng cho nhà đầu tư từ khâu chuẩn bị thành lập doanh nghiệp cho đến khi đi vào hoạt động kinh doanh sau này.

Vậy, đăng ký thành lập doanh nghiệp như thế nào cho đúng. Xin mời mọi người tham khảo bài viết về đăng ký thành lập doanh nghiệp của Luật Bạch Minh.

I. Tìm hiểu về quy định thành lập doanh nghiệp

1. Loại hình doanh nghiệp

Hiện nay loại hình phổ biến nhất được nhiều nhà đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm 3 loại hình sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

– Công ty cổ phần

Mỗi loại hình có những điều kiện và ưu nhược điểm khác nhau, Luật Bạch Minh sẽ tư vấn cho mọi người hiểu về từng loại hình như sau:

– Loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Là công ty do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức đầu tư thành lập. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

– Loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Là công ty có từ hai cá nhân hoặc tổ chức góp vốn thành lập và giới hạn tối đa 50 cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

– Loại hình doanh nghiệp cổ phần. Là công ty có từ ba cá nhân hoặc tổ chức góp vốn thành lập và không giới hạn tối đa số lượng cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

2. Điều kiện về cá nhân/tổ chức thành lập doanh nghiệp

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự

3. Điều kiện về lựa chọn địa chỉ trụ sở chính khi thành lập doanh nghiệp

– Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại Nhà chung cư hoặc Nhà tập thể

Một số ví dụ cụ thể về địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp

+ Tổ 3, phố Tân Lập 2, Phường Trung Minh, Thành phố Hoà Bình, Tỉnh Hòa Bình

+ Lô HC Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Xã Nhuận Trạch, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình

+ Số 689 Đường Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

+ Số 101/A2 ngõ 72, Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

+ Số nhà 50, Ngõ 12, Đường Quang Trung, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

+ Số nhà 20, Tổ 12, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

4. Quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

– Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Một số ví dụ cụ thể về lựa chọn ngành nghề theo quy định trên:

+ Mã ngành 1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

+ Mã ngành 1020: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản

+ Mã ngành 1050: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

+ Mã ngành 2610: Sản xuất linh kiện điện tử

+ Mã ngành 2620: Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính

+ Mã ngành 2640: Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng

– Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Một số ví dụ cụ thể về lựa chọn ngành nghề theo quy định trên:

+ Mã ngành 5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết: Gửi hàng; Giao nhận hàng hóa; Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế; (Khoản 2, Điều 1, Nghị định 144/2018/NĐ-CP)

+ Mã ngành 4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Chi tiết: Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).

+ Mã ngành 4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ vật phẩm vệ sinh; Bán lẻ thuốc thú y (Điều 17

Nghị định 35/2016/NĐ-CP)

+ Mã ngành 4620: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. Chi tiết: Bán buôn thức ăn, chất phụ gia và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản. (Điều 13 Nghị định 66/2016/NĐ-CP)

+ Mã ngành 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn Chế phẩm vệ sinh; Bán buôn vật tư ngành thú y; Bán buôn thuốc thú y. (Điều 17 Nghị định 35/2016/ NĐ-CP)

– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Ngoài ra, trước khi chọn mã ngành công ty phải lựa chọn mã ngành kinh doanh để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.

Ví dụ như lĩnh vực kinh doanh về xây dựng và dịch vụ du lịch lựa chọn các ngành nghề sau:

Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng, kinh doanh sân golf và các dịch vụ liên quan đến sân golf, Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề, Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao), Dạy chơi golf, kinh doanh trang thiết bị vui chơi giải trí và dụng cụ thể thao, Kinh doanh Lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế.

5. Quy định về cách đặt tên và lựa chọn tên khi thành lập doanh nghiệp

Một số quy định đặt tên khi thành lập doanh nghiệp:

– Cách ghi tên công ty Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

– Loại hình doanh nghiệp được viết “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

– Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký

+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

 + Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Đặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Một số ví dụ cụ thể về tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp

– Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư bất động sản Kinh Bắc

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: Kinh Bac real Estate Investment and services joint stock company

– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: Công ty  TNHH dịch vụ công nghệ đạt phát

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: dat phat techology services company limited

– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: Công ty  TNHH thương mại dịch vụ và công nghệ T&7

– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN PHÁT

Tên doanh nghiệp viết tắt: TAN PHAT GROUP

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: TAN PHAT GROUP JOINT STOCK COMPANY.

6. Quy định về Vốn điều lệ của doanh nghiệp

– Luật doanh nghiệp không quy định mức vốn điều lệ khi công ty đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ngoại trừ đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về Vốn pháp định, doanh nghiệp muốn kinh doanh phải đáp ứng đủ mức vốn pháp định.

– Trong trường hợp trong thời gian tối đa 90 ngày các thành viên/cổ đông phải góp đầy đủ vốn điều lệ, nếu không góp đầy đủ vốn điều lệ thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ bằng đúng mức vốn đã góp thực tế.

– Ngoài ra, Mức vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức thuế môn bài của doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp.

Mức thuế môn bài của doanh nghiệp sau khi thành lập doanh nghiệp như sau:

+ Vốn Điều lệ trên 10 tỷ đồng áp dụng mức thuế môn bài cả năm là: 3.000.000 đồng/năm

+ Vốn Điều lệ từ 10 tỷ trở xuống áp dụng mức thuế môn bài cả năm là: 2.000.000 đồng/năm.

Thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp

II. Tìm hiểu về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

1. Thông tin cần chuẩn bị thành lập doanh nghiệp

– Tên doanh nghiệp dự kiến thành lập. Tên công ty dự kiến thành lập mọi người có thể đặt theo lĩnh vực kinh doanh của công ty hoặc đặt theo tên thương hiệu của công ty.

Ví dụ : Công ty cổ phần dịch vụ du lịch xây dựng Thanh Hóa/ Công ty cổ phần khách sạn Hà Nội/ Công ty TNHH tập đoàn Tân phát/ Công ty cổ phần tập đoàn Amoca.

– Địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Công ty lựa chọn vị trí đặt địa chỉ trụ sở kinh doanh có thể là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh trực tiếp của công ty hoặc là nơi đặt văn phòng làm việc của công ty.

– Số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty dự định thành lập là vốn góp đầu tư kinh doanh của chủ sở hữu, cổ đông công ty, thành viên công ty. Công ty nên chọn mức vốn phù hợp với số mức vốn thực tế góp để tránh trường hợp phải sửa đổi lại vốn khi không góp đủ vốn điều lệ.

– Lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty. Ngành nghề của công ty bao gồm ngành nghề chính và ngành nghề phụ, Công ty đăng ký danh sách các ngành nghề dự kiến kinh doanh và chọn 1 ngành nghề chọn ngành nghề hoạt động chính của công ty.

– Thông tin các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn, chủ sở hữu thành lập doanh nghiệp.

+ Đối với cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn, chủ sở hữu là cá nhân thì chuẩn bị thông tin tại giấy chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu.

+ Đối với cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn, chủ sở hữu là tổ chức thì chuẩn bị thông tin tại Quyết định thành lập/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Thông tin về tỷ lệ sở hữu cổ phần/tỷ lệ vốn góp của các cổ đông sáng lập/thành viên công ty.

– Thông tin giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật của công ty dự kiến thành lập. Người đại diện theo pháp luật là người quản lý điều hành hoạt động của công ty. Công ty có thể thuê người ngoài hoặc là cổ đông, thành viên công ty làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

2. Giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị thành lập doanh nghiệp

– Bản sao công chứng căn cước công dân/ hộ chiếu/ chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật.

– Bản sao công chứng căn cước công dân/ hộ chiếu/ chứng minh nhân dân của cổ đông sáng lập/ thành viên góp vốn/ chủ sở hữu công ty là cá nhân.

– Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép thành lập của cổ đông sáng lập/ thành viên góp vốn/ chủ sở hữu công ty là pháp nhân.

– Bản sao công chứng căn cước công dân/ hộ chiếu/ chứng minh nhân dân của người đại diện phần vốn góp của tổ chức đối với cổ đông sáng lập/ thành viên góp vốn/ chủ sở hữu công ty là pháp nhân

– Giấy tờ liên quan đến địa chỉ trụ sở như: Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sả gắn liền với đất/ Giấy phép xây dựng, Hợp đồng thuê nhà ….

3. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quy định về đăng ký doanh nghiệp. Nhưng để mọi người hiểu rõ hơn và không mất thời gian nhiều, Chúng tôi sẽ hướng dẫn những hồ sơ cần thiết để thành lập doanh nghiệp bao gồm:

– Giấy đề nghị thành lập công ty. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có một mẫu giấy đề nghị khác nhau như tên từng loại hình doanh nghiệp: Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần/ Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH một thành viên, mẫu giấy đề nghị thành lập được ban hành theo mẫu do Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành tại thông tư 01/2022/TT-BKHĐT.

– Điều lệ công ty cổ phần/công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Công ty TNHH một thành viên.

– Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần/Danh sách  thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập/ thành viên công ty/ chủ sở hữu là pháp nhân.

– Bản sao công chứng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực cổ đông sáng lập/thành viên công ty/chủ sở hữu công ty.

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy phép thành lập của tổ chức là cổ đông sáng lập/thành viên/chủ sở hữu của công ty

– Bản sao công chứng Giấy tờ pháp lý của người đại diện quản lý phần vốn góp quyền đối với cổ đông sáng lập/ thành viên công ty/ chủ sở hữu là pháp nhân.

– Bản sao công chứng Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực cổ đông/thành viên công ty/chủ sở hữu công ty là nhà đầu tư nước ngoài

– Bản sao công chứng Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam của người đại diện theo pháp luật.

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư

– Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu. Hoặc:

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý ủy quyền.

4. Các loại phí khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, thành viê/cổ đông công ty sẽ phải nộp các loại phí, lệ phí nhà nước sau:

– Lệ phí đăng công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Lệ phí khắc dấu chức danh

– Lệ phí khắc dấu pháp nhân công ty

5. Cơ quan cấp giấy phép và quản lý doanh nghiệp

– Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là : Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Cơ quan quản lý về thuế của doanh nghiệp là: Cục thuế/Chi cục thuế

– Cơ quan quản lý về các hoạt động xuất nhập khẩu là: Tổng cục hải quan

Và các cơ quan khác quản lý riêng về từng lĩnh vực kinh doanh của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh

6. Các bước tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp

Luật Bạch Minh hướng dẫn mọi người tìm hiểu về từng bước tiến hành thành lập doanh nghiệp như sau:

Bước 1. Tìm hiểu quy định pháp luật thành lập doanh nghiệp

Công ty có thể tự tìm hiểu thủ tục thành lập doanh nghiệp tại văn bản pháp luật và quy định về thủ tục thành lập doanh. Ngoài ra, còn một cách nhanh nhất là công ty liên hệ trực tiếp đến Luật Bạch Minh

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

VP phía Bắc: 

Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Điện thoại: 0904.152.023                    Email: Luatbachminh@gmail.com

VP phía Nam : Số 30/99/21 – Lâm Văn Bền – Quận 7- TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0934.565.078                    Email: Luatbachminh@gmail.com

Bước 2. Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Như hướng dẫn phía trên về hồ sơ thành lập doanh nghiệp, tùy vào loại hình công ty mà dùng mẫu hồ sơ khác nhau.

Bước 3. Ký hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Sau khi soạn đầy đủ hồ sơ, mọi người in hồ sơ thành 01 bản và ký đầu đủ vào hồ sơ, một số lưu ý khi ký hồ sơ như sau:

+ Điều lệ công ty. Điều lệ công ty các cổ đông sáng lập/ thành viên góp vốn/ chủ sở hữu công ty ký đầy đủ vào phần họ tên tại trang cuối cùng phần danh riêng chữ ký của cổ đông sáng lập/ thành viên góp vốn/ chủ sở hữu công ty và người đại diện theo pháp luật. Ngoài ra, cổ đông sáng lập/ thành viên góp vốn/ chủ sở hữu công ty ký đầy đủ vào từng trang của Điều lệ để đảm bảo tính xác thực của Điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập. Cổ đông sáng lập/ thành viên góp vốn/ chủ sở hữu công ty lưu ý ký đầy đủ vào Ô chữ ký của cổ đông sáng lập/ thành viên góp vốn/ chủ sở hữu công ty tại danh sách.

Bước 4. Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Mọi người tiến hành nộp hồ sơ bằng 2 cách sau:

– Người thành lập doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ thành lập công ty trực tiếp tại bộ phận 1 cửa Khu hành chính công của tỉnh/ thành phố trực thuốc trung ương nơi đặt địa chỉ trụ sơ chính của doanh nghiệp.

– Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 5. Phòng đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ thành lập doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập công ty. Trường hợp từ chối cấp đăng ký kinh doah công ty cổ phần thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập và nêu rõ lý do

Bước 6. Nộp lệ phí nhà nước về đăng ký thành lập doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp tiến hành nộp lệ phí đăng ký công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh và Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo hình thức như sau:

– Đối với hình thức nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi đến hẹn lấy nhận kết quả tại Khu hành chính công, người thành lập công ty đến để nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lệ phí đăng công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp.

– Đối với hình thức nộp hồ sơ qua hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trước khi hoàn tất hồ sơ thành lập công ty thì người đại diện phải tiến hành thủ tục thanh toán lệ phí Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trước khi nộp hồ sơ. Và Công ty không mất lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 7. Khắc dấu tròn của công ty

– Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty tiến hành thủ tục khắc con dấu của công ty tại tổ chức đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ khắc dấu công ty.

– Nội dung mẫu dấu của công ty bao gồm : Tên công ty; Mã số thuế; Tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính.

Bước 8. Tiến hành thủ tục In biển hiệu công ty

– Công việc tiếp theo sau khi khắc dấu là in biển hiệu và treo tại trụ sở công ty, đây là 1 thủ tục rất đơn giản nhưng nhiều công ty không tiến hành và bị xử lý vi phạm như sau: Công ty không treo biển hiệu công ty tại trụ sở, khi Cán bộ thuế quản lý đi kiểm tra trụ sở không thấy biển thì được xem như công ty không hoạt động tại trụ sở và ra thông báo tình trạng thuế là “Người nộp thuế không hoạt động tại trụ sở” và có thể bị khóa mã số thuế. Trong trường hợp này, công ty phải tiến hành thủ tục mở mã số thuế sẽ rất mất thời gian.

– Chất liệu biển hiệu của công ty có thể tùy thuộc vào nhu cầu của công ty có thể chọn loại chất liệu Nhựa mica hoặc chất liệu bằng Đồng…..

– Thông tin trên biển hiệu công ty. Thông tin trên biển hiệu công ty sẽ bao gồm tối thiểu các thông tin sau: Tên công ty, địa chỉ trụ sở chính và mã số doanh nghiệp của công ty.

Bước 9. Mua chữ ký số (Token) của công ty tại nhà cung cấp

Bước 10. Kê khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về Thời hạn Kê khai thuế Môn bài như sau

Lệ phí môn bài. Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Căn cứ theo quy định thời hạn nói trên, Chậm nhất đến ngày 30/01/2021 công ty Phải kê khai thuế môn bài theo Mẫu 01/MBAI và nộp tiền thuế môn bài (Bậc 2 áp dụng cho các Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ) với số tiền thuế Môn bài là: 2.000.000 VNĐ/01 năm.

Bước 11. Đăng ký tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng của công ty đến Chi cục thuế quản lý.

Theo quy định Luật doanh nghiệp và Luật Thuế về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kề từ ngày mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng đến Chi cục thuế quản lý công ty.

Lưu ý: Đây là thủ tục bắt buộc, rất nhiều công ty không tiến hành thông báo tài khoản sau này khi quyết toán thuế của công ty, Cán bộ thuế sẽ kiểm tra nếu chưa thông báo thì sẽ bị phạt theo quy định vi phạm pháp luật về thuế

Bước 12. Đăng ký phần mềm hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn điện tử của công ty.

III. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Bạch Minh

1. Quy trình tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Bước 1. Tư vấn thành lập doanh nghiệp: Tư vấn điều kiện thành lập doanh nghiệp của các nhân và tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp…..

Bước 2. Tư vấn giải đáp miễn phí các quy định pháp luật có liên quan đến thành lập doanh nghiệp như: Tên công ty, trụ sở chính, lĩnh vực hoạt động (ngành nghề kinh doanh), vốn điều lệ ….., các nghĩa vụ thuế của công ty sau khi thành lập.

Bước 3. Tư vấn về danh mục hồ sơ, trình tự thủ tục, Cơ quan tiếp nhận và cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh .

Bước 4. Soạn thảo và Gửi lại Khách hàng Bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Luật Bạch Minh gửi bộ hồ sơ đến khách hàng bằng hình thức như: Email/Zalo/ Viber để khách hàng kiểm tra xác nhận thông tin hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là đúng và chính xác.

– Trong trường hợp khách hàng cần sửa đổi, bổ sung thông tin mà không trái với quy định pháp luật, Luật Bạch Minh sẽ sửa đổi bổ sung theo yêu cầu khách hàng.

– Khách hàng in hồ sơ và gửi đến Luật Bạch Minh hoặc Luật Bạch Minh cử nhân viên đến tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.

Bước 5. Nộp hồ sơ và nhận kết quả bàn giao cho Khách hàng

– Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Thừa ủy quyền của Quý khách, Luật Bạch Minh tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

2. Kết quả nhận được khi sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Con dấu tròn công ty

– Dấu chức danh của người đại diện theo pháp luật và dấu chức danh của vị trí quản lý trong công ty

– Bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Bộ hồ sơ sau thành lập doanh nghiệp như: Biên bản họp, quyết định, quyết định bổ nhiệm giám đốc, quyết địnuh bổ nhiệm người phụ trách kế toán…

– Biển hiệu công ty

– Chữ ký số (Token) của công ty

– Phần mềm hóa đơn điện tử của công ty

– Hỗ trợ nộp tờ khai thuế môn bài cho công ty

– Nộp thông báo phát hành hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế

3. Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của Luật Bạch Minh

Chỉ với thời gian là 3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo chấp thuận hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh. Luật Bạch Minh sẽ nhận kết quả và trao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới và con dấu pháp nhân cho khách hàng.

IV. Văn bản pháp luật quy định về thành lập doanh nghiệp

– Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2021. Có hiệu lực từ  ngày 04 tháng 01 năm 2021 quy định về Đăng ký doanh nghiệp

– Thông tư 01/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

– Luật đầu tư số 61/2020/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

V. Một số câu hỏi liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp

– Có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp không?

Nội dung tư vấn: Theo quy định hiện nay không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa là bao nhiêu nhưng thành viên/cổ đông công ty lựa chọn mức vốn phù hợp với điều kiện kinh doanh và điều kiện tài chính để đăng ký mức vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Hai thành viên công ty là vợ chồng có được góp vốn thành lập cùng một công ty không?

Nội dung tư vấn: Luật doanh nghiệp không cấm các thành viên công ty có quan hệ gia đình với nhau. Như vậy. vợ chồng có thể cùng góp vốn thành lập công ty.

– Thành lập công ty có ngành nghề có điều kiện yêu cầu chứng chì hành nghề thì có phải nộp cùng hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp không?

Nội dung tư vấn: Không cần nộp giấy tờ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, khi thành lập công ty chỉ cần nộp đúng theo hồ sơ quy định tại nghị định 01/2021/NĐ-CP và không phải bổ sung giấy tờ khác ngoài hồ sơ quy định.

– Một người có thể đăng ký thành lập mấy công ty

Nội dung tư vấn: Một người có thể đăng ký thành lập nhiều công ty

– Một người có thể làm người đại diện của công ty tnhh và cả của công ty cổ phần không?

Nội dung tư vấn: Một người có thể giữ chức vụ người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty và tuân thủ theo đúng pháp luật quy định nếu có giao dịch giữa các công ty với nhau.

– Chủ hộ kinh doanh có được phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không. Hay góp vốn thành lập công ty cổ phần không?

Nội dung tư vấn: Chủ hộ kinh doanh được phép đăng ký thành lập doanh nghiệp loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, không bị giới hạn.

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tổi thiểu và tối đa bao nhiêu thành viên góp vốn?

Nội dung tư vấn: Theo Luật doanh nghiệp quy định công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên yêu cầu tối thiểu 2 thành viên góp vốn và tối đa không quá 50 thành viên góp vốn.

– Công ty cổ phần có tối thiểu bao nhiêu cổ đông và tối đa bao nhiêu cổ đông?

Nội dung tư vấn: Theo Luật doanh nghiệp quy định công ty cổ phần tối thiểu ít nhất 3 cổ đông công ty và không giới hạn tối đa số lượng cổ đông của công ty.

– Có 3 người đăng ký thành lập doanh nghiệp, nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn

Nội dung tư vấn: Điều điện đủ về số lượng thành viên thì có thể chọn 1 trong 2 loại hình doanh nghiệp trên để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhưng để lựa chọn loại hình thù phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô hoạt động của công ty, cách thức huy động vốn của công ty sau này đi vào hoạt động…..để chúng tôi mới có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay