Thủ tục và hồ sơ kết hôn với người Nhật

Tìm hiểu các quy định pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn là điều vô cùng quan trọng mà các cặp đôi cần phải làm khi quyết định tiến tới hôn nhân, đặc biệt là hôn nhân mang yếu tố nước ngoài. Trong bài viết này, Luật Bạch Minh xin cung cấp các thông tin liên quan đến hồ sơ, thủ tục kết hôn với người Nhật Bản theo quy định mới nhất năm 2022.

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật tại Việt Nam

1.1. Hồ sơ người Việt Nam cần chuẩn bị

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

– Giấy khám sức khỏe

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân

Ngoài ra:

– Nếu Người Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật

– Người Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó

1.2. Hồ sơ người Nhật Bản cần chuẩn bị

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn

– Giấy khám sức khỏe

– Hộ chiếu/Giấy tờ đi lại quốc tế/Thẻ cư trú (còn giá trị sử dụng)

– Giấy tờ xác nhận việc đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại Nhật Bản được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại (trong trường hợp người Nhật Bản đã ly hôn hoặc hủy kết hôn)

2. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Nhật Bản

2.1. Đối với người Việt Nam đang sinh sống học tập và làm việc tại Nhật Bản

Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Giấy đủ điều kiện kết hôn được cấp bởi Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

– Hộ chiếu

– Trích lục giấy khai sinh

Các giấy tờ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam

– Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ

– Tờ khai theo mẫu của Nhật Bản

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: do UBND xã, phường ở Việt Nam cấp; hoặc ĐSQ, TLSQ Việt Nam ở nước thứ 3 nơi công dân cư trú trước khi tới Nhật Bản cấp. mục đích dùng để kết hôn với…; giá trị trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp

– Giấy xác nhận chưa thụ lý đăng ký kết hôn của Shiyakuso/Kuyakusho các nơi cư trú cho đến ngày nộp hồ sơ (結婚届受理していない証明書)

– Giấy xác nhận cư trú (Juminho bản chính)

– Bản sao thẻ cư trú 2 mặt

 – Giấy khám sức khỏe

 – Bản sao Hộ chiếu trang 2 và 3

2.2. Đối vời người Việt Nam đang sinh sống trong nước

Người Việt Nam đang sinh sống trong nước sang Nhật để đăng ký kết hôn (thì có thể thực hiện thủ tục trực tiếp tại phòng hành chính của Nhật mà không cần xin giấy đủ điều kiện kết hôn tại Đại sứ quán. Hồ sơ bao gồm:

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

– Trích lục giấy khai sinh

– Hộ chiếu

– Bản sao trích lục hộ tịch về việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn (nếu trước đó đã kết hôn và ly hôn hoặc Bản sao trích lục chứng tử nếu người chồng/vợ trước đó đã chết)

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Nhật Bản, bạn mang các giấy tờ trên cùng với chồng/vợ người Nhật đến Phòng hành chính Nhật làm thủ tục kết hôn.

3. Thủ tục hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Trường hợp, lựa chọn nơi đăng ký kết hôn là Việt Nam

Các giấy tờ của người Nhật Bản do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp phải được công chứng tại Nhật Bản sau đó Hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam rồi qua Cục Lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam xin dấu Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng sang tiếng Việt.

Trường hợp, lựa chọn nơi đăng ký kết hôn là Nhật Bản

Các giấy tờ của Bên Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phải được Chứng nhận lãnh sự tại Cục Lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam sau đó dịch công chứng sang tiếng Nhật và qua Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam xin dấu Hợp pháp hóa lãnh sự.

4. Thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Bước 1. Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

Nơi tiếp nhận hồ sơ

Phòng Tư pháp – Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị xã/thành phố nơi công dân Việt Nam cư trú.

Hình thức nộp hồ sơ

Có thể nộp hồ sơ theo hai hình thức:

Một là, nộp trực tiếp tại Phòng tư pháp – Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố nơi công dân Việt Nam cư trú.

Hai là, nộp trực tuyến trên website Cổng Dịch vụ công Quốc Gia.

Có thể truy cập theo đường link: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=2.000806

Lưu ý:

Hiện nay, mới chỉ có một số địa phương cho phép nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo hình thức trực tuyến. Do đó nếu muốn nộp hồ sơ trực tuyến các bạn nhớ đăng nhập vào hệ thống Dịch vụ công Quốc gia và kiểm tra xem địa phương nơi các bạn dự kiến nộp hồ sơ đã áp dụng hình thức nộp hồ sơ đăng ký kết hôn nước ngoài trực tuyến hay chưa.

Mặt khác, đối với hình thức nộp hồ sơ đăng ký kết hôn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc Gia, khi đến nhận giấy đăng ký kết hôn các bên cần xuất trình bản gốc hoặc bản sao các giấy tờ đã khai trực tuyến.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ kết hôn với người Nhật Bản

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

– Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ. Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.

– Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Việt Nam

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy trình như sau:

+ Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân.

+ Công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

+ Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

– Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

5. Dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Hiện nay Luật Bạch Minh cung cấp các dịch vụ sau:

(i) Tư vấn về hồ sơ, thủ tục Đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

(ii) Trợ giúp các bên trong việc đi khám sức khỏe đăng ký kết hôn;

(iii) Đại diện Khách hàng xin dấu chứng nhận/Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ kết hôn do cơ quan có thẩm

(iv) Đại diện khách hàng đi dịch thuật công chứng giấy tờ và chuẩn hóa hồ sơ xin đăng ký kết hôn để các bên nộp đăng ký;

(v) Chuẩn hóa hồ sơ đăng ký kết hôn và cùng các bạn đi nộp hồ sơ kết hôn

(v) Tư vấn về hồ sơ thủ tục xin visa kết hôn với người Nhật Bản

 Nội dung bài viết và các hồ sơ mà bên Việt Nam cần chuẩn bị để kết hôn tại Nhật Bản chỉ có tính chất tham khảo. Các quy định và yêu cầu về hồ sơ kết hôn với người nhật tại Nhật bản phải tuân thủ pháp luật của Nhật bản tại thời điểm đăng ký kết hôn.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền, Q. 7, TP. Hồ Chí Minh

– Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Website: Bachminh.com     Email: Luatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay