Hướng dẫn cách làm hồ sơ kết hôn Việt Hàn

Sự mở rộng giao lưu văn hóa – kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã giúp cho mối quan hệ hai nước trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết. Minh chứng cụ thể cho điều này chính là việc ngày càng nhiều các cặp đôi Việt – Hàn lựa chọn tiến tới hôn nhân. Khi lựa chọn điều này thì việc đăng ký kết hôn chính là một thủ tục bắt buộc để pháp luật công nhận mối quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam và nữ. Vậy hồ sơ và quy trình đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam với người Hàn Quốc như thế nào, xin mời quý độc giả tham khảo bài việt sau đây của Luật Bạch Minh.

I. HƯỚNG DẪN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VIỆT HÀN TẠI VIỆT NAM

1. Yêu cầu hồ sơ kết hôn theo quy định của pháp luật:

Đối với hồ sơ đăng ký kết hôn Việt – Hàn, pháp luật Việt Nam quy định bộ hồ sơ phải bao gồm những loại giấy tờ sau:

– Tờ khai theo mẫu quy định (hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn)

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam

– Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài (là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng)

– Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

– Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

– Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định;

– Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Lưu ý về thời hạn giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn của người nước ngoài:

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Cách làm hồ sơ kết hôn Việt Hàn trên thực tế:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ kết hôn Việt  Hàn

– Hồ sơ bên người Hàn quc cần chuẩn bị

+ Hộ chiếu.

+ Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân

+ Giấy chứng nhận cơ bản

+ Giấy xác nhận không cản trở hôn nhân

+ Giấy khám sức khoẻ tại bệnh viện kết luận đủ điều kiện về sức khỏe kết hôn

+ 02 Ảnh chụp chân dung cỡ 4×6 để dán Tờ khai đăng ký kết hôn (yêu cầu ảnh chụp thẳng, nghiêm trang, phông nền xanh hoặc trắng)

+ Giấy tờ xác nhận việc đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại Hàn Quốc được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Hàn Quốc (trong trường hợp nam, nữ người Hàn Quốc đã ly hôn hoặc hủy kết hôn)

– Hồ sơ bên người Việt Nam cần chuẩn bị

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân xác nhận bên người Việt Nam đủ điều kiện kết hôn ( xin tại UBND cấp xã/phường/thị trấn)

+ Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (đang còn hiệu lực trong vòng 06 tháng)

+ Bản chứng thực Sổ hộ khẩu (nếu có)

+ Giấy khám sức khỏe tại bệnh viện kết luận đủ điều kiện về sức khỏe kết hôn

+ 02 Ảnh chụp chân dung cỡ 4×6 để dán Tờ khai đăng ký kết hôn (yêu cầu ảnh chụp thẳng, nghiêm trang, phông nền xanh hoặc trắng)

+ Bản sao trích lục hộ tịch về việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn (nếu trước đó đã kết hôn và ly hôn hoặc Bản sao trích lục chứng tử nếu người chồng/vợ trước đó đã chết).

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ kết hôn với người Hàn

Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp cho Công dân Hàn Quốc dùng để đăng ký kết hôn phải được công chứng tại Hàn Quốc sau đó Hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh rồi qua Cục Lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh xin dấu Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng sang tiếng Việt.

3. Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn Việt – Hàn tại Việt Nam

3.1 Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn Việt – Hàn ở đâu?

Theo Luật Hộ tịch, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp Quận/huyện/thị xã/thành phố nơi công dân Việt Nam cư trú là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kết hôn.

3.2 Hình thức nộp hồ sơ:

Có hai hình thức nộp hồ sơ đăng ký kết hôn Việt – Hàn, như sau:

Cách 1: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận thủ tục Tư pháp thuộc Phòng Tư pháp – Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố nơi công dân Việt Nam cư trú (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).

Cách 2: Nộp trực tuyến trên website Cổng Dịch vụ công Quốc Gia

Ngoài hình thức nộp hồ sơ đăng ký kết hôn trực tiếp như đã nêu trên, các bạn có thể truy cập theo đường link: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=2.000806 để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bằng hình thức trực tuyến.

Lưu ý:

Hiện nay, mới chỉ có một số địa phương cho phép nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo hình thức trực tuyến. Do đó nếu muốn nộp hồ sơ trực tuyến các bạn nhớ đăng nhập vào hệ thống Dịch vụ công Quốc gia và kiểm tra xem địa phương nơi các bạn dự kiến nộp hồ sơ đã áp dụng hình thức nộp hồ sơ đăng ký kết hôn nước ngoài trực tuyến hay chưa.

Mặt khác, đối với hình thức nộp hồ sơ đăng ký kết hôn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc Gia, khi đến nhận giấy đăng ký kết hôn các bên cần xuất trình bản gốc hoặc bản sao các giấy tờ đã khai trực tuyến.

4. Nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Việt Hàn

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy trình như sau:

+ Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân.

+ Công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

+ Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

– Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

Lưu ý:

Đối với hình thức nộp hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài bằng hình thức trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc Gia, khi đến nhận giấy đăng ký kết hôn các bên cần xuất trình bản gốc hoặc bản sao hợp lệ các giấy tờ đã khai và nộp trực tuyến.

II. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI HÀN TẠI HÀN QUỐC:

Ngoài trường hợp đăng ký kết hôn tại Việt Nam nêu tại Mục (I) trên đây, các bên cũng có thể lựa chọn việc đăng ký kết hôn với người Hàn quốc tại Cơ quan có thẩm quyển của Hàn Quốc tại Hàn Quốc.

Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, Bên Việt Nam có thể cầm/mang hồ sơ đăng ký kết hôn và trực tiếp sang Hàn Quốc để đăng ký kết hôn hoặc Bên Việt Nam có thể hoàn thiện các hồ sơ kết hôn theo quy định của pháp luật Hàn Quốc để gửi sang Hàn Quốc cho vợ/chồng người Hàn quốc tiến hành Đăng ký kết hôn vắng mặt. Vậy hồ sơ mà Bên Việt Nam cần chuẩn bị để đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc gồm những hồ sơ đó có các yêu cầu nào để đăng ký kết hôn tại Hàn quốc:

Thứ nhất: Các hồ sơ mà bên Việt Nam cần chuẩn bị để đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc:

+ Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu

+ Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu.

+ Trích lục khai sinh.

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân xác nhận bên người Việt Nam đủ điều kiện kết hôn và  mục đích xin cấp giấy là sử dụng để Đăng ký kết hôn tại Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc tại Hàn Quốc ( xin tại UBND cấp xã/phường/thị trấn)

+ Giấy khám sức khoẻ tại bệnh viện kết luận đủ điều kiện sức khỏe kết hôn

+ 04 Ảnh chụp chân dung cỡ 4×6 (yêu cầu ảnh chụp thẳng, nghiêm trang, phông nền xanh hoặc trắng)

+ Bản sao trích lục hộ tịch về việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn (nếu trước đó đã kết hôn và ly hôn hoặc Bản sao trích lục chứng tử nếu người chồng/vợ trước đó đã chết).

Thứ hai: Hoàn thiện hồ sơ kết hôn trước khi gửi hoặc mang sang Hàn Quốc

Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho Bên Việt Nam để sử dụng đăng ký kết hôn phải được Chứng nhận lãnh sự tại Cục Lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh sau đó dịch công chứng sang tiếng Hàn và qua Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh xin dấu Hợp pháp hóa lãnh sự.

Thứ ba: Cần làm gì sau khi đã hoàn tất việc Đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc:

Sau khi hoàn tất việc Đăng ý kết hôn với người Hàn Quốc tại Hàn quốc các bạn đã chính thức là vợ chồng theo pháp luật của Hàn Quốc. Tuy nhiên, để quan hệ hôn nhân của các bạn được Việt Nam thừa nhận và bảo vệ các quyền nhân thân, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng, quyền và nghĩa vụ với các con, các quyền tài sản thì vợ chồng thì các bạn phải tiến hành thủ tục Ghi chú việc đã đăng ký kết hôn tại Việt Nam

III. HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GHI CHÚ VIỆC KẾT HON TẠI VIỆT NAM:

5. Lý do và lợi ích của việc ghi chú kết hôn ở Việt Nam

– Chỉ sau khi hoàn tất thủ tục ghi chú kết hôn, mối quan hệ giữa các bên mới chính thức được thừa nhận là quan hệ vợ chồng theo pháp luật Việt Nam.

– Với việc được pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân: Các bên sẽ có các Quyền và nghĩa vụ theo Quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình trong đó có nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ chồng, trách nhiệm và nghĩa vụ của Cha, mẹ và con. Quyền đối với tài sản chung phát sinh trong thời kỳ hôn nhân.

– Bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em trong một số trường hợp nhất định.

– Khi quan hệ hôn nhân được công nhận tại Việt Nam vợ chồng có thể cùng nhau tham gia vào các thủ tục yêu cầu phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn như làm giấy khai sinh cho con, mua bán tài sản, giải quyết tranh chấp,…

– Việc ghi chú kết hôn sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét và thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn với người nước ngoài.

– Ngoài ra, việc ghi chú kết hôn sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc xin visa, làm thẻ tạm trú/thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam và một số thủ tục khác khi vợ/chồng là người nước ngoài muốn sang Việt Nam sinh sống và làm việc.

6. Thẩm quyền ghi chú việc đã đăng ký kết hôn ở Việt Nam

Thẩm quyền ghi chú kết hôn tại Việt Nam thuộc về Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố nơi công dân Việt Nam cư trú.

7. Hồ sơ và thủ tục ghi chú việc đã đăng ký kết hôn ở Việt Nam

Hồ sơ ghi chú gồm các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai theo mẫu quy định

– Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp

– Bản sao Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp (còn giá trị sử dụng)

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Trình tự, thủ tục ghi chú:

Bước 1. Chuẩn bị bộ hồ sơ ghi chú kết hôn tại Việt Nam

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng tư pháp – Ủy ban nhan dân cấp quận/huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi cán bộ Phòng tư pháp tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp.

– Nếu thấy hồ sơ đủ điều kiện theo quy định, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

– Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp từ chối ghi chú kết hôn tại Việt Nam, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.

Bước 4: Nhận bản chính trích lục đã ghi chú việc kết hôn tại Việt Nam.

Khuyến cáo và Lưu ý:

Nội dung bài viết và các hồ sơ mà bên Việt Nam cần chuẩn bị để kết hôn với người Hàn Quốc tại Hàn Quốc hoặc hướng dẫn hồ sơ thủ tục mà Bên cần chuẩn bị để Đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam chỉ có tính chất tham khảo. Các quy định và yêu cầu về hồ sơ kết hôn với người nhật tại Hàn Quốc phải tuân thủ pháp luật của Hàn Quốc tại thời điểm đăng ký kết hôn.

IV. DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN HỖ TRỢ HOÀN THIỆN HỒ SƠ KẾT HÔN  VỚI NGƯỜI HÀN QUỐC

Hiện nay Luật Bạch Minh cung cấp các dịch vụ sau:

(i) Tư vấn về hồ sơ, thủ tục Đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam

(ii) Trợ giúp các bên trong việc đi khám sức khỏe đăng ký kết hôn;

(iii) Đại diện Khách hàng xin dấu chứng nhận/Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ kết hôn do cơ quan có thẩm

(iv) Đại diện khách hàng đi dịch thuật công chứng giấy tờ và chuẩn hóa hồ sơ xin đăng ký kết hôn để các bên nộp đăng ký;

(v) Chuẩn hóa hồ sơ đăng ký kết hôn và cùng các bạn đi nộp hồ sơ kết hôn

(v) Tư vấn về hồ sơ thủ tục xin visa kết hôn Hàn Quốc

Mọi yêu cầu tư vấn và giải đáp pháp luật liên quan đến hồ sơ thủ tục Đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam hoặc tư vấn hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ kết hôn với người Hàn Quốc tại Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn theo Thông tin sau:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính:

– Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

– VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền, Q. 7, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0904 152 023 – 0865 285828

Website: Bachminh.com     Email: Luatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay