Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Mục lục bài viết

1. Có thể thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn hay không?

Quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi con sau ly hôn được Toà án ghi nhận tại Bản án ly hôn hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó, khi ly hôn Toà án quyết định giao con cho người đáp ứng các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con hoặc giao con cho cha hoặc mẹ theo thoả thuận của vợ chồng.

Sau ly hôn vợ chồng có thể thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con và yêu cầu Toà án ghi nhận thoả thuận này hoặc theo thời gian các điều kiện của người trực tiếp nuôi con không còn hoặc Người trực tiếp nuôi con có các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con, bạo hành con hoặc có các hành vi ngược đãi con thì người không trực tiếp nuôi con, người thân thích hoặc các tổ chức xã hội có quyền yêu cầu Toà án thay đổi quyền nuôi con.

Cụ thể, Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợpcó yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

Như vậy, Quyền chăm sóc nuôi dưỡng con không phải là cố định mà có thể thay đổi trong trường hợp người trực tiếp nuôi dưỡng con không đáp ứng đủ điều kiện kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

Từ thực tiễn tư vấn và đại diện khách hàng yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn. Luật Bạch Minh xin tổng hợp các trường hợp thay đổi quyền nuôi con như sau:

2. Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn theo thoả thuận của vợ chồng:

2.1 Vì sao cần phải thực hiện việc thay đổi quyền nuôi con dù vợ chồng không có tranh chấp

Khi ly hôn, Toà án sẽ ghi nhận quyền nuôi con theo thoả thuận của vợ chồng hoặc Toà án sẽ giao quyền nuôi con cho một Bên (vợ hoặc chồng) có điều kiện chăm sóc con tốt nhất. Do vậy, cho dù vợ chồng không có tranh chấp về quyền nuôi con và đã tự thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng nhưng cần yêu cầu Toà án ghi nhận thoả thuận thay đổi quyền nuôi con bởi các lý do sau:

– Trước tiên, thoả thuận của vợ chồng về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xuất phát nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Trong quá trình giải quyết, Toà án sẽ xem xét và làm rõ các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cha và mẹ để chấp thuận hoặc từ chối ghi nhận thoả thuận thay đổi quyền nuôi con.

– Mặt khác, trong một số trường hợp cha hoặc mẹ muốn bảo lãnh con ra nước ngoài sinh sống hoặc học tập thì người bảo lãnh cần cung cấp bản án hoặc quyết định của Toà án chứng minh quyền trực tiếp nuôi con.

2.2 Hồ sơ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo thoả thuận vợ chồng:

– Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con được cha mẹ cùng ký

– Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của cha và mẹ (Bản sao công chứng)

– Giấy khai sinh của con (Bản sao công chứng)

– Giấy xác nhận thông tin cư trú của cha và mẹ (Bản sao công chứng)

– Quyết định/Bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. (Bản sao công chứng)

– Các chứng cứ chứng minh về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

2.3 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo thoả thuận vợ chồng:

Trích Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Toà án

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

Điều 39.Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

Căn cứ vào quy định trên, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con sau ly hôn cư trú hoặc đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2.4 Thủ tục giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo thoả thuận của vợ chồng:

Bước 1: Vợ, chồng gửi hồ sơ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

Bước 2: Tòa án thụ lý hồ sơ và thông báo về việc nộp án phí

Bước 3: Toà án tổ chức buổi họp giữa các bên về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo thỏa thuận của hai vợ chồng. Trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con.

Bước 4: Tòa án ra quyết định công nhận hoặc từ chối công nhận thỏa thuận thay đổi quyền nuôi con.

3. Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn theo yêu cầu của một bên

3.1 Bản chất của việc thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của một bên

Bản chất của việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của một bên là vụ án tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn. Theo đó, người không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xem xét giải quyết thay đổi quyền nuôi con nếu thấy người đang trực tiếp nuôi con không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con hoặc người đó không còn có các điều kiện để chăm sóc giáo dục con. Cụ thể các điều kiện chứng minh quyền nuôi con được mô tả dưới đây

3.2 Các điều kiện chứng minh mà người yêu cầu thay đổi quyền nuôi con cần chuẩn bị:

– Về tình cảm và sự quan tâm của người trực tiếp nuôi dưỡng với con: Người trực tiếp nuôi dưỡng con không dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến con thể hiện ở việc bỏ mặc, thờ ơ trước hoặc Người trực tiếp nuôi dưỡng con thường xuyên mắng chửi, đánh đập, bạo hành con về thể chất và tinh thần.

– Điều kiện về vật chất: Người trực tiếp nuôi dưỡng con không có thu nhập để chi trả các chi phí sinh hoạt của mình và không có khả năng tiếp tục chăm lo cho con về sinh hoạt ăn uống, học tập dẫn đến con có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất…

– Điều kiện về chỗ ở: Người trực tiếp nuôi dưỡng con không có chỗ ở ổn định (nay đây mai đó) và thường xuyên thay đổi chỗ ở và điều này ảnh hưởng đến lớn đến việc sinh hoạt và học tập của con.

– Điều kiện về thời gian chăm sóc, giáo dục: Người trực tiếp nuôi dưỡng con đang làm công việc mà phải thường xuyên vắng nhà trong thời gian dài hoặc công việc quá bận rộn nên không có thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con. Hoặc người nuôi dưỡng con bị tuyên án tù giam vì hành vi vi phạm pháp luật.

– Về môi trường sống và sinh hoạt: Người trực tiếp nuôi dưỡng con thường xuyên tụ tập hút chích, bài bạc hoặc Người trực tiếp nuôi dưỡng con làm các công việc thuộc các lĩnh vực nhạy cảm (cờ bạc, mại dâm) và nếu tiếp tục để con sinh sống trong môi trường này sẽ ảnh hưởng đến tính cách, nhận thức của con.

– Mong muốn và nguyện vọng của con trên 7 tuổi: Trường hợp con từ 7 tuổi trở lên phải nếu có mong muốn được ở với cha hoặc với mẹ thì Tòa án sẽ xem xét theo nguyện vọng của con.

3.2 Hồ sơ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của một bên

– Đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con do một bên (cha hoặc mẹ) ký.

– Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của người khởi kiện

– Giấy khai sinh của con (Bản sao công chứng)

– Quyết định/Bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. (Bản sao công chứng)

– Các chứng cứ chứng minh về việc người trực tiếp nuôi dưỡng con không đủ điều kiện để tiếp tục nuôi dưỡng chăm sóc con.

– Bản tường trình ý kiến nguyện vọng của Con từ 7 tuổi về mong muốn được thay đổi người chăm sóc, nuôi dưỡng con.

3.3 Thẩm quyền giải quyết việc thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của một bên:

Trích Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về Thẩm quyền của Toà án.

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.”

Điều 39.Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Căn cứ theo quy định trên, thẩm quyền giải quyết yêu cầu/tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người hiện tại đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con cư trú (nơi cha/mẹ cư trú) hoặc đang đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

Ví dụ trong trường hợp cụ thể sau:

Anh Nguyễn Văn A và Chị Lê Thị B đã kết hôn hợp pháp, sau một thời gian chung sống đã có 1 con chung, nhưng do mẫu thuẫn vợ chồng nên hai anh chị đã ly hôn và con chung ở với Anh Nguyễn Văn A. Hiện tại Chị Lê Thị B có mong muốn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con để Chị Lê Thị B trực tiếp chăm sóc con. Thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con như sau:

Trường hợp 1: Thỏa thuận yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Anh Nguyễn Văn A và Chị Lê Thị C thỏa thuận yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con thì thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh B hoặc chị C cư trú.

Trường hợp 2: Một bên đơn phương yêu cầu thay đổi quyền chăm sóc nuôi dưỡng con. Chị Lê Thị C nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện nơi Anh Nguyễn Văn A cư trú.

3.4 Thủ tục giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của một bên:

Sau ly hôn, Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn vẫn có quyền thăm nom con, nếu nhận thấy người trực tiếp nuôi con có hành vi bạo hành con hoặc không còn đủ điều kiện nuôi con và nếu tiếp tục để con sinh sống và học tập như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, học tập và tính cách của con. Thì người không trực tiếp nuôi dưỡng con gửi đơn khởi kiện đến Toà án yêu cầu giải quyết việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Bước 1: Cha hoặc mẹ là người không trực tiếp nuôi dưỡng con gửi đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn đến Toà án có thẩm quyền.

Bước 2: Tòa án tiếp nhận hồ sơ khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn và thụ lý hồ sơ. Sau khi thụ lý hồ sơ tòa án thông báo người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và xác minh thông tin hồ sơ vụ việc.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử vụ việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Trước khi tiến hành mở phiên tòa giải quyết về khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, Tòa án sẽ triệu tập các bên nguyên đơn và bị đơn để yêu cầu cung cấp thêm thông tin và bổ sung tài liệu (nếu có)

Tại buổi triệu tập Tòa án sẽ hỏi ý kiến hai bên nguyên đơn và bị đơn có thỏa thuận về việc phân chia người trực tiếp nuôi dưỡng con. Nếu thỏa thuận thành thì Tòa án sẽ ghi nhận ghi nhận thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết toàn bộ vụ án và được Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận.

Nếu không hòa giải thành Tòa án sẽ thông báo mời tham gia phiên tòa xét xử giải quyết khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Bước 4: Mở Phiên tòa xét xử sơ thẩm

Tòa án sẽ giải quyết về việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn nếu có căn cứ chứng minh về người hiện tại người trực tiếp nuôi dưỡng con không đủ điều kiện để chăm sóc nuôi dưỡng con.

4. Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn theo yêu cầu của người thân thích và tổ chức xã hội khác

4.1 Căn cứ pháp lý để người thân thích và tổ chức xã hội  yêu cầu thay đổi quyền nuôi con 

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

5. Trong trường hợpcó căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Theo quy định trên, ngoài cha mẹ có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn  thì những người thân thích, các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con trong trường hợp Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và người còn lại không có điều kiện hoặc không dám có ý kiến thay đổi quyền nuôi con.

4.2 Ngoài cha, mẹ, những cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu Toà án thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn:

– Thứ nhất: Người thân thích của con có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

Vậy người thân thích của con gồm những ai?

Tại Khoản 19 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

Theo đó, Người thân thích của con là: Anh chị em ruột nếu anh chị đã đủ mười tám tuổi trở lên; ông bà nội, ông bà ngoại của con; Bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột của con.

– Thứ hai: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

Trích điều 3 nghị định 02/2013/NĐ-CP quy định về công tác gia đình:

“Điều 3. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình

  1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình trong phạm vi toàn quốc.
  2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình.
  3. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương.”

Các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình có quyền yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn bao gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp.

– Thứ ba: Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị, xã hội của phụ nữ Việt Nam, mục đích hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.

4.3 Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của các cá nhân tổ chức ngoài cha mẹ của con:

Hồ sơ thủ tục và thẩm quyền của toà án liên quan đến việc giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của các cá nhân tổ chức cũng tương tự như hồ sơ thủ tục thay đổi quyền nuôi con theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng.

5. Án phí và lệ phí toà án khi giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

Căn cứ Danh mục Án phí, lệ phí tòa án kèm theo Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn giảm thu nộp quản lý và sử dụng án phí Tòa án. Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch mức thu là: 300.000 đồng.

Như vậy, đối với lệ phí án phí Tòa án giải quyết vụ việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là: 300.000 đồng.

6. Mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận (huyện)…………………

Tên tôi là:….. Sinh năm: …..

Nghề nghiệp:……

Hộ khẩu thường trú:………….

Tạm trú:……….

Điện thoại liên hệ:…………

Tại bản án, quyết định:…………tại:……. ngày…tháng…năm…. của Tòa án nhân dân ….

Về phần con chung:……….

Hiện con chung đang ở với anh (chị)……….

Là…………  trực tiếp nuôi dưỡng

Hộ khẩu thường trú:………

Tạm trú:………

Điện thoại liên hệ:………

Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:………………..

Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là:…….

Những tài liệu, chứng kèm theo đơn kiện gồm có:

  1. Bản án/ Quyết định số …..
  2. Căn cước công dân
  3. Giấy xác nhận thông tin cư trú của người khởi kiện.
  4. Giấy khai sinh của con
  5. Tài liệu chứng minh về việc người hiện tại trực tiếp nuôi dưỡng con không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Người khởi kiện

(ký, ghi rõ họ tên)

7. Dịch vụ tư vấn thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn của Luật Bạch Minh

Với đội ngũ luật sư có trình độ, kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực Hôn nhân & Gia đình hiện nay Luật Bạch Minh cung cấp các dịch vụ sau:

(i) Tư vấn cho Khách hàng về trình tự, thủ tục và các căn cứ để khách hàng có thể yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;

(ii) Đánh giá các yêu cầu của khách hàng dưới góp độ pháp lý;

(iii) Chuẩn hoá các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến các yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;

(iii) Đại diện cho khách hàng nộp đơn hoặc tham gia cùng khách hàng nộp đơn tại Toà án có thẩm quyền.

Mọi yêu cầu tư vấn giải đáp xin liên hệ

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Email: luatbachminh@gmail.com

8. Giải đáp một số câu hỏi về thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay