Điều kiện kinh doanh thuộc quản lý Bộ Xây Dựng

Ngày 16 tháng 07 năm 2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2018/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bô sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện Đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực Quản lý Nhà nước của Bộ Xây Dựng.

I. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và một số khoản tại Điều 1 của Nghị định số 42/2017/NĐ-CPvề sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP  về quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.Điều 44 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định về Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựngđược sửa đổi như sau:

– Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014.

– Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 44b Nghị định này.

– Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề.

– Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực tối đa 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

– Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục VIII Nghị định này.

– Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau:

a) Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VII Nghị định này

b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề.

– Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; hướng dẫn về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ; tổ chức thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trực tuyến.”.

2.Điều 45 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định về Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được sửa đổinhư sau:

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

– Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”.

3.Điều 46 Nghị định số 59/2015/NĐ-CPquy định về chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng được sửa đổi như sau:

– Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng gồm:

a) Khảo sát địa hình;

b) Khảo sát địa chất công trình.

– Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với lĩnh vực khảo sát quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp I trở lên hoặc 03 công trình từ cấp II trở lên.

b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên hoặc 03 công trình từ cấp III trở lên.

c) Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ ít nhất 02 dự án từ nhóm c hoặc 02 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc 03 công trình từ cấp IV trở lên.

– Phạm vi hoạt động khảo sát xây dựng:

a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”.

4.Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CPđược sửa đổi như sau:

“Điều 50. Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng

– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

a) Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

b) Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

c) Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.

– Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại.

b) Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại.

c) Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình cấp III, cấp IV cùng loại.”.

5.Điều 53 Nghị định số 59/2015/NĐ-CPquy định về điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng công trường được sửa đổi như sau:

– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.

– Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.

b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường.

c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc cùng loại với công trình đã tham gia thi công xây dựng.”.

6. Khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP được sửa đổi như sau:

“Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

– Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.

b) Lập quy hoạch xây dựng.

c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

đ) Thi công xây dựng công trình.

e) Giám sát thi công xây dựng công trình.

g) Kiểm định xây dựng.

h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

– Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).

– Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.

– Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.

– Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định này.

– Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:

a) Nhóm thứ nhất: Có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.

b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

-. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.”.

7.Điều 71 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng được sửa đổi  như sau:

– Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư;

b) Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.

– Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

– Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.”.

II.Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 79/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà chung cư, kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản như sau:

1.Điều 3Nghị định số 79/2016/NĐ-CP quy định về Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư như sau:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải có đủ các điều kiện như:Có giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy phù hợp với Chương trình khung đào tạo bồi dưỡng do Bộ Xây dựng ban hành. Được Bộ Xây dựng hoặc cơ quan được Bộ Xây dựng ủy quyền công nhận đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư.”.

2.Sửa đổi, bổ sung Điều 4Nghị định số 79/2016/NĐ-CP quy định về Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản được sửa đổi như sau:

Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình khung đào tạo bồi dưỡng do Bộ Xây dựng ban hành”.

3.Bãi bỏ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 79/2016/NĐ-CP.

III. Bãi bỏ các quy định sau đây:

1.Bãi bỏ Điều 22 Nghị định số 79/2009/NĐ-CPngày 05 tháng 12 nàn 2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.

2.Bãi bỏ Điều 19 Nghị định số 64/2010/NĐ-CPngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.

3.Bãi bỏ Điều 27, Điều 34 Nghị định số 24a/2016/NĐ-CPngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.

4.Bãi bỏ Điều 16 Nghị định số 11/2013/NĐ-CPngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2018.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại TP Hà Nội

Mobile: 0904152023

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

Mobile: 0865 285828

Email: luatbachminh@gmail.com

Liên hệ qua Zalo

Chat với Luật Sư
Chat ngay