Giải quyết tranh chấp chia Nhà đất thừa kế

Nhà đất thường là một trong các di sản thừa kế có giá trị lớn về kinh tế và đặc biệt về tâm linh do đó khi phân chia di sản thừa kế nếu những người được hưởng thừa kế theo Di chúc hoặc Những người cùng hàng thừa kế theo pháp luật không  thỏa thuận thống nhất thì nguy cơ xảy ra tranh chấp là rất lớn.

1. Tranh chấp chia Nhà đất thừa kế theo Di chúc:

Thông thường chia thừa kế theo Di chúc sẽ ít phát sinh các tranh chấp hơn khi phân chia thừa kế theo Pháp luật, bởi lẽ Bản di chúc đã thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng và mong muốn của người có Tài sản về việc phân chia tài sản cho những người còn sống như thế nào. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cho dù có Di chúc thậm chí là di chúc hợp pháp nhưng khi phân chia vẫn phát sinh các tranh chấp. Từ thực tiễn Tư vấn và giải quyết tranh chấp chia thừa kế Chúng tôi nêu vài nguyên nhân dẫn đến tranh chấp khi phân chia thừa kế theo Di chúc:

1.1 Người chết cùng để lại nhiều bản Di chúc và tất cả nhưng Di chúc được lập đều hợp pháp, nhưng nội dung  phân chia không giống nhau. Lúc này những người thừa kế theo Di chúc sẽ tranh chấp về Bản di chúc nào có hiệu lực.

1.2 Bản Di chúc chỉ có hiệu lực một phần do người lập di chúc đã định đoạt và phân chia cả phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. Ví dụ: Vợ hoặc Chồng để lại Di chúc có nội dung phân chia toàn bộ Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng cho các con, trong trường hợp này Di chúc chỉ có hiệu lực một phần mà cụ thể là Phần tài sản của Người lập di chúc trong khối tài sản chung vợ chồng.

1.3 Dù không được phân chia thừa kế theo Di chúc, nhưng theo Quy định của Pháp luật một số người sẽ được thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của Di chúc có để lại cho họ hay không (Bố, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động).

1.4 Cách thức phân chia thừa kế theo Di chúc thể hiện rất chung chung, không rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc khi phân chia thừa kế sẽ phát sinh tranh chấp. Ví dụ: Chia đều có các con nhưng không nêu rõ vị trí diện tích của mỗi người con được chia nên ai sẽ ở bên trong ai ở mặt ngoài hoặc Chia cho con A được thừa kế phần nhà đất mà con B đang quản lý sử dụng và ngược lại con B sang chỗ con A…

2. Giải quyết tranh chấp chia Nhà đất thừa kế theo di chúc:

Như trên chúng tôi đã đề cập một vài  nguyên nhân và tình huống tranh chấp khi phân chia thừa kế theo Di chúc. Như vậy để giải quyết tranh chấp khi Phân chia thừa kế theo Di chúc phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và phải xác định được chính xác nguyên nhân như hướng dẫn sau:

2.1 Giải quyết tranh chấp chia Nhà đất thừa kế nếu có nhiều Di chúc:

Trường hợp nếu Người chết cùng để lại nhiều bản Di chúc và tất cả nhưng Di chúc được lập đều hợp pháp, nhưng nội dung  phân chia không giống nhau.

Theo quy định một người có quyền lập nhiều bản Di chúc nhằm thể hiện ý chí của mình về việc phân chia tài sản sau khi qua đời và Bản di chúc được lập sau cùng sẽ có hiệu lực. Như vậy những người thừa kế theo Di chúc cần phải xác minh và làm rõ các vấn đề sau:

+ Thời gian mà Người chết lập các Dản di chúc và tình trạng sức khỏe của người lập Di chúc có còn minh mẫn, tỉnh táo hay không?

+ Bản di chúc có thể hiện đúng ý nguyện của người Chết hay không hay nói cách khác Người lập Di chúc có bị người khác ép buộc, lừa dối trong việc lập Di chúc hay không?.

2.2 Giải quyết tranh chấp chia Nhà đất thừa kế nếu Di chúc chỉ có hiệu lực một phần:

Nếu Người lập Di chúc đã định đoạt và phân chia cả phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. Ví dụ Phân chia tài sản chung vợ chồng:

Theo quy định, Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, và trong trường hợp nếu định đoạt vượt quyền thì chỉ Di chúc chỉ có hiệu lực một phần. Như vậy những người thừa kế theo Di chúc cần phải làm rõ các vấn đề sau:

+ Phần tài sản của Người chết trong khối tài sản Chung là bao nhiêu?  Phần tài sản còn lại là của ai?

+ Trường hợp người sở hữu Phần tài sản còn lại là vợ chồng của người Chết nhưng lại chết trước thời điểm người lập Di chúc chết thì phải xác định xem khi chết người đó có để lại Di chúc hay không, di chúc có hợp pháp không, Xác định những ai là những người được thừa kế….

2.3 Giải quyết tranh chấp liên quan đến những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung Di chúc:

Trường hợp tranh chấp liên quan đến Quyền thừa kế của những người được hưởng mà không phụ thuộc vào nội dung của Di chúc có để lại cho họ hay không.

Theo Quy định của pháp luật dân sự, Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, Con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Như vậy, những người thừa kế theo Di chúc cần phải làm rõ các vấn đề sau:

+ Những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đó có thuộc các trường hợp không được quyền hưởng  di sản hay không

+ Những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có từ chối nhận Di sản thừa kế hay không?

2.4 Giải quyết tranh chấp chia Nhà đất thừa kế nếu Di chúc không rõ ràng:

Đối với một bản di chúc thể hiện việc phân chia thừa kế chung chung, không rõ ràng, cụ thể những người được hưởng thừa kế cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể để giải thích và phân chia đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa những người thừa kế.

Ví dụ: Trong trường hợp một Thửa đất lớn khi phân chia thừa kế cho nhiều người thì sẽ được chia thành nhiều thửa nhỏ và đương nhiên sẽ có thửa trong ít giá trị kinh tế và thửa ngoài có giá trị kinh tế. Do đó những người thừa kế cần thống nhất phương pháp phân chia là Chia đều thành các thửa đất bằng nhau về Diện tích hay xác định giá trị vị trí các thửa đất để phân chia cho phù hợp. Ngoài ra khi phân chia cũng nên tính đến phương án ổn định cho những người đang sinh sống tại nhà đất phân chia, hạn chế  tối đa những xáo trộn.

3. Tranh chấp khi chia Nhà đất thừa kế theo pháp luật:

Trong trường hợp người Chết không để lại Di chúc hoặc nội dung Di chúc không hợp pháp thì việc phân chia Nhà đất thừa kế sẽ thực hiện theo pháp luật và pháp luật đã quy định khá rõ về hàng thừa kế, quyền hưởng di sản thừa kế. Ở đây, nếu  nhìn ở góc độ hình thức phân chia thừa kế chúng ta thấy Luật dân sự quy định khá rõ 2 hình thức phân chia thừa kế (theo Di chúc và theo Pháp luật).

Cần phân biệt với trường hợp là người chết để lại Di chúc và bản di chúc hợp pháp nhưng do những người được thừa kế không đạt được sự đồng thuận thống nhất khi phân chia thừa kế theo Di chúc thì một trong những người thừa kế sẽ yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật và trong trường hợp việc phân chia thừa kế sẽ áp dụng theo Di chúc đã lập.

Về nguyên nhân tranh chấp khi chia thừa kế khi không có Di chúc xuất phát từ việc xác định Tài sản thừa kế gồm những gì, Ai là người được thừa kế, Cách thức phân chia thừa kế, Quyền của người quản lý di sản thừa kế? Thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế.

4. Giải quyết tranh chấp chia Nhà đất thừa kế theo pháp luật:

Từ các nguyên nhân tranh chấp khi chia thừa kế theo Pháp luật như chúng tôi đã đề cập, để giải quyết tranh chấp khi chia thừa kế cần phải xác định làm rõ các nội dung sau:

– Xác định được chính xác Tài sản của người Chết để phân chia Thừa kế gồm những gì? Có giấy tờ tài liệu chứng cứ chứng minh hay không?

– Ai là người đang quản lý và sử dụng Nhà đất thừa kế đó, việc quản lý, sử dụng Nhà đất đó có được chấp thuận hoặc có giấy tờ tài liệu hay không? Thời gian quản lý sử dụng, thực tế đầu tư cải tạo xây dựng của người quản lý sử dụng?

– Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo Quy định của pháp luật có còn hay không?

5. Các tình huống tranh chấp chia Nhà đất thừa kế:

5.1 Tranh chấp chia Nhà đất thừa kế giữa con đẻ con nuôi:

Ở tình huống này phải xác định người con nuôi đó có các giấy tờ Chứng minh mối quan hệ Cha/Mẹ/Con giữa người con nuôi với người Chết.

5.2 Tranh chấp chia Nhà đất thừa kế giữa mẹ kế và các con chồng:

Theo Quy định vợ chồng được hưởng thừa kế của nhau mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc, do vậy cần phải xác minh mỗi quan hệ giữa Mẹ kế và người chết có phải là quan hệ hôn nhân hay không .

5.3 Tranh chấp Nhà đất thừa kế liên quan đến việc chia giữa con trai và con gái:

Việt Nam là một nước ảnh hưởng bởi Nho giáo và theo tập tục lâu đời các cụ để lại là Nhà đất của bố mẹ khi mất dù không có di chúc thì chỉ phân chia cho con Trai làm nơi ở và hương khói, còn con gái là con người ta, khi lấy chồng sẽ ở Nhà chồng và thờ phụng  nhà chồng.

Tuy nhiên, về mặt pháp luật các con đều có quyền bình đẳng ngang nhau không có phân biệt con trai con gái, con đẻ con nuôi. Do đó, nếu bố mẹ không để lại Di chúc thì các con (trai và gái) sẽ có quyền ngang nhau trong việc phân chia di sản thừa kế.

5.4 Tranh chấp liên quan đến việc chia thừa kế Nhà đất do một trong những người thừa kế đang sử dụng:

Đây là một tình huống tranh chấp phổ biến tại Việt Nam, nguyên nhân tranh chấp là do Bố mẹ lo lắng nếu làm giấy tờ tặng cho các con sẽ bán hoặc lo mình mất quyền, mình phải ở nhờ các con.. nên bố mẹ chỉ cho bằng miệng hoặc mặc nhiên hiểu là cho. Và trong quá trình sinh sống ổn định nhiều năm, thậm chí nhiều trường hợp người con đã xây dựng cải tạo nhà và công trình xây dựng trên đất, bố mẹ biết nhưng không phản đối, các đồng thừa kế khác cũng biết và không phản đối. Và khi bố mẹ mất những đồng thừa kế yêu cầu phải chia thừa kế phần nhà đất này.

Trong trường hợp này, nếu người con đã sinh sống ổn định liên tục trong nhiều năm, đã xây dựng và cải tạo nhà cửa nhưng bố mẹ và những người đồng thừa kế khác biết nhưng không phản đối thì được coi như bố mẹ đã tặng cho người con đó nhà đất. Do vậy nhà đất này không phân chia thừa kế

5.5 Tranh chấp thừa kế liên quan đến việc xác định tài sản thừa kế hương hỏa:

Đây là tình huống tranh chấp thừa kế đất đai liên quan giữa những người là con của người chết (thường là người Chết chỉ sinh con gái) với đại diện dòng họ liên quan đến tập tục ăn lập tự đất thờ tự hương hỏa. Ở tình huống này, đại diện dòng họ cho rằng nhà đất của người chết chỉ truyền (để lại) cho con trai  để thờ tự, trưởng nối trưởng, nếu người chết không có con trai thì Cháu trai sẽ ăn lập tự (được hưởng) để ở và thờ cũng ông bà tổ tiên. Để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp này cần phải làm rõ Nhà đất thừa kế đó là loại đất gì (Đất ở hay Đất thờ tự) người chết có giấy tờ nhà đất hay không?, Dòng họ có gia phả hoặc tài liệu nào thể hiện thửa đất này qua nhiều đời trưởng nối trưởng hay chỉ do một vài người nói..Nếu dòng họ không có gia phả hoặc không có giấy tờ thể hiện Nhà đất là đất thờ tự thì đây được xác định là đất ở và là tài sản của người chết, do đó con cái họ được quyền hưởng thừa kế mà không phân biệt nam hay nữ.

5.6 Tranh chấp liên quan đến việc xác định Di sản thừa kế:

Trường hợp người Chết là đồng sở hữu nhiều tài sản với các tổ chức cá nhân khác nhau hoặc Người chết là đứng tên tài sản của hộ gia đình thì cần xác định chính xác phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung để phân chia.

6. Các Bản án về tranh chấp Nhà đất thừa kế được công nhận là án lệ:

Án lệ số: 05/2016/AL Về vụ án Tranh chấp di sản thừa kế

Án lệ số: 06/2016/AL Về vụ án Tranh chấp thừa kế

Án lệ số: 16/2017/AL Về công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng

Án lệ số: 26/2018/AL Về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản

7. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp Nhà đất thừa kế:

Các tranh chấp liên quan đến việc phân chia thừa kế thường xảy ra giữa Anh chị em, các thành viên trong gia đình, dòng tộc. Do đó việc hòa giải giải quyết tranh chấp phải được đặt lên hàng đầu.

Để việc hòa giải đạt kết quả các bên phải tìm hiểu và nghiên cứu các quy định của pháp luật để phân tích được bản chất mâu thuẫn và biết được yêu cầu của mình có căn cứ có cơ sở hay không? Các bên nên tìm kiếm các luật sư có kinh nghiệm tư vấn ngay từ giai đoạn này. Sự tham gia tư vấn giải đáp pháp luật của Luật sư sẽ có giá trị rất lớn trong việc hòa giải và hòa giải thành mâu thuẫn giữa các bên.

8. Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về chia Nhà đất thừa kế:

Với kinh nghiệm 15 năm Tư vấn pháp luật thừa kế Nhà đất và đã từng tham gia giải quyết nhiều tranh chấp thừa kế Luật Bạch Minh hiện cung cấp các dịch vụ sau:

– Dịch vụ Luật sư tư vấn giải đáp các thắc mắc liên quan đến Di chúc, Thừa kế và phân chia thừa kế Nhà đất;

– Cử Luật sư tham gia tư vấn giải đáp pháp luật và hòa giải giữa các bên liên quan;

– Soạn thảo Đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tài sản;

– Dịch vụ Luật sư tham gia phiên Tòa giải quyết các tranh chấp thừa kế tài sản;

– Đại diện Khách hàng yêu cầu cho thi hành Bản án, Quyết định của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản.

Mọi yêu cầu tư vấn về tranh chấp chia thừa kế xin liên hệ

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Điện thoại tư vấn: 0904 152 023 hoặc 0865 28 58 28

Email: luatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay