Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xây dựng

Hiện nay các công trình kinh doanh và khu vui chơi giải trí xuất hiện ngày càng nhiều kéo theo đó nhu cầu cần tìm các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dụng đang được chú trọng đến. Nhưng rất nhiều người đang chưa biết thủ tục kinh doanh hay thủ tục thành lập công ty kinh doanh xây dựng như thế nào? và những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh xây dựng. Hiểu rõ những khó khắc của doanh nghiệp, qua đây Văn phòng Luật sư Bạch Minh chỉ ra các bước thành lập công ty xây dựng và hướng dẫn quý khách thủ tục thành lập công ty xây dựng theo đúng quy định pháp luật.

Thành lập công ty kinh doanh xây dựng
Thành lập công ty kinh doanh xây dựng

I. Ngành nghề đăng ký thành lập công ty kinh doanh xây dựng

Hiện nay trên Hệ thống ngành nghề mới có hiệu lức từ ngày 20 tháng 8 năm 2018, bao gồm các ngành nghề kinh doanh xây dựng như sau:

1. Xây dựng nhà để ở.

– Xây dựng tất cả các loại nhà để ở như: Nhà cho một hộ gia đình, hà cho nhiều gia đình, bao gồm cả các toà nhà cao tầng.

– Tu sửa và cải tạo các khu nhà ở đã tồn tại

2. Xây dựng nhà không để ở.

– Xây dựng tất cả các loại nhà không để ở như: Nhà xưởng phục vụ sản xuất công nghiệp, ví dụ: nhà máy, xưởng lắp ráp; Bệnh viện, trường học, nhà làm việc; Khách sạn, cửa hàng, nhà hàng, trung tâm thương mại; Nhà ga hàng không; Khu thể thao trong nhà; Bãi đỗ xe, bao gồm cả bãi đỗ xe ngầm; Kho chứa hàng;

– Nhà phục vụ mục đích tôn giáo, tín ngưỡng.

– Lắp ráp và ghép các cấu kiện xây dựng đúc sẵn tại hiện trường xây dựng.

3. Xây dựng công trình đường sắt.

– Xây dựng đường sắt (bao gồm cả cầu đường sắt); Xây dựng hầm đường sắt; Xây dựng đường tàu điện ngầm; Sơn đường sắt;

– Lắp đặt rào chắn, biển báo giao thông đường sắt và các loại tương tự

4. Xây dựng công trình đường bộ.

– Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường phố, các loại đường khác và đường cho người đi bộ.

– Các công việc bề mặt trên đường phố, đường bộ, đường cao tốc, cầu, đường ngầm như: Thi công mặt đường: rải nhựa đường, rải bê tông.

– Sơn đường và các hoạt động sơn khác, Lắp đặt đường chắn, biển báo giao thông và các loại tương tự;

– Xây dựng cầu, bao gồm cả cầu (không tính cầu đường sắt); Xây dựng hầm đường bộ; Xây dựng đường cho tàu điện ngầm; Xây dựng đường băng sân bay, sân đỗ máy bay.

5. Xây dựng công trình điện.

– Xây dựng mạng lưới đường dây truyền tải, phân phối điện và các công trình, cấu trúc có liên quan như: Đường dây, mạng lưới truyền tải điện với khoảng cách dài; Đường dây, mạng lưới truyền tải điện, đường cáp điện ngầm và các công trình phụ trợ ở thành phố. Trạm biến áp.

– Xây dựng nhà máy điện

6. Xây dựng công trình cấp, thoát nước

– Xây dựng đường ống và hệ thống đường nước như: Hệ thống thủy lợi (kênh); Hồ chứa.

– Xây dựng các công trình cửa: Hệ thống thoát nước thải, bao gồm cả sửa chữa; Nhà máy xử lý nước thải; Trạm bơm.

7. Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc

– Xây dựng các mạng lưới cáp viễn thông, thông tin liên lạc và các công trình, cấu trúc có liên quan: Các tuyến cáp, mạng lưới viễn thông; Các tuyến cột, tuyến cống, bể để kéo cáp thông tin và các công trình phụ trợ.

– Xây dựng công trình đài, trạm thu phát sóng truyền thanh

8. Xây dựng công trình thủy

9. Xây dựng công trình khai khoáng

10. Xây dựng công trình chế biến, chế tạo

11. Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng

II. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xây dựng

Văn phòng Luật sư Bạch Minh tư vấn và hướng dẫn các bước thành lập công ty kinh doanh xây dựng như sau:

Bước 1. Lựa chọn loại hình công ty kinh doanh xây dựng

Bước ban đầu người thành lập doanh nghiệp phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp phụ thuộc vào số người góp vốn thành lập doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức .

Đối với doanh nghiệp chỉ 01 người góp vốn thành lập, lựa chọn loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Đối với doanh nghiệp có 2 người góp vốn thành lập, lựa chọn loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Đối với doanh nghiệp có 3 người góp vốn thành lập, lựa chọn loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần

Bước 2. Lựa chọn thông tin về thành lập công ty kinh doanh xây dựng

Người góp vốn lựa chọn các thông tin về thành lập công ty kinh doanh xây dựng như sau:

– Tên công ty

– Địa chỉ trụ sở chính

– Vốn điều lệ

– Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty

– Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành nghề kinh tế mới nhất

– Tỷ lệ vốn góp của các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên/ cổ đông đối với công ty cổ phần

– Các thông tin khác liên quan như: Số điện thoại , thông tin đăng ký thuế….

Bước 3. Người thành lập doanh nghiệp tiến hành thủ tục soạn thảo hồ sơ.

Sau khi thống nhất lựa chọn thông tin doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của công ty dự kiến thành lập chuẩn bị soạn thảo hồ sơ.

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

– Điều lệ công ty

– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp

– Danh sách thành viên với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên/ danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần

– Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người diện theo pháp luật và cổ đông sáng lập hoặc thành viên.

– Bản sao công chứng người đại diện phần vốn góp và bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên, cổ đông sáng lập là tổ chức.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, khi thực hiện thủ tục, người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân, kèm theo:

– Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực”.

Bước 4. Đại diện công ty tiến hành thủ tục tới Cơ quan đăng ký kinh doanh

Người đại diện theo pháp luật của công ty dự kiến thành viên hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Bước 5. Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Bước 6. In và treo biển hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp

Bước 7. Kê khai thuê và tiến hành nộp thuế môn bài

Bước 8.Tiến hành thủ tục hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn

III. Một số lưu ý về Hoạt động kinh doanh xây dựng

– Hoạt động kinh doanh xây dựng có chứa nhiều ngành nghề có điều kiện yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ đào tạo….,khi thành lập doanh nghiệp sẽ không cần bắt buộc có, nhưng khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong ngành nghề xây dựng nào thì phải đáp ứng đủ điều kiện về từng ngành nghề đó.

– Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại Tòa nhà chung cư hay Nhà tập thể

– Doanh nghiệp có thể mở thêm Kho hàng chứa nguyên vật liệu hay Văn phòng tại các tỉnh, thành trên cả nước. Nhưng doanh nghiệp phải đăng ký cho địa điểm đó dưới hình thức là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp như: Chi nhánh; Văn phòng đại diện; Địa điểm kinh doanh.

Trên đây là Quy trình thành lập công ty kinh doanh xây dựng mới nhất. Để được tư vấn thêm xin quý khách vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

– Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao – Hà Đông – T.P Hà Nội

– VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21 Lâm Văn Bền – Quận 7 – T.P Hồ Chí Minh

– Điện thoại/ Zalo/ Viber: 0904.152.023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay