Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu chính là dấu hiệu thường được sử dụng làm tên gọi của hàng hóa dịch vụ nhằm phân biệt các hàng hóa dịch vụ của các tổ chức cá nhân. Để đăng ký và xác lập quyền độc quyền đối với Nhãn hiệu thì Chủ sở hữu Nhãn hiệu phải chuẩn bị hồ sơ và phải trải qua thủ tục đăng ký theo quy định. Chủ sở hữu chỉ có các quyền sở hữu Nhãn hiệu sau khi được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Văn bằng bảo hộ cho Nhãn hiệu theo thủ tục Đăng ký hoặc theo thực tế sử dụng và thừa nhận rộng rãi (Nhãn hiệu nổi tiếng).

Vậy thủ tục đăng ký Nhãn hiệu gồm những bước nào, hãy tham khảo bài viết chi tiết dưới đây:

1. Các việc cần thực hiện trước khi tiến hành Đăng ký Nhãn hiệu:

Thứ nhất: Cần xác định Nhãn hiệu đăng ký:

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Tuy nhiên không phải mọi Dấu hiệu đều có thể Đăng ký làm Nhãn hiệu, theo đó các dấu hiệu sau đây đương nhiên bị từ chối ngay từ khi nộp hồ sơ đăng ký:

+ Dấu hiệu đăng ký làm Nhãn hiệu không nhìn thấy được: Như âm thanh, Mùi vị

+ Dấu hiệu đăng ký làm Nhãn hiệu thuộc các trường hợp cấm đăng ký vì trái pháp luật và đạo đức xã hội như các dấu hiệu là hình ảnh cờ của Chủ nghĩa phát xít Đức, cờ của IS, dấu hiệu là hình ảnh mô tả bộ phận sinh dục Nam hay nữ, dấu hiệu mô tả cảnh chém giết, đánh chửi nhau..

+ Dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu trùng hoặc tượng tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước: Như biểu tượng của Quốc huy Việt Nam, quốc kỳ Việt Nam, biểu tượng và quóc kỳ của Trung Quốc…

+ Dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu trùng hoặc tượng tự gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài: Ví dụ  dấu hiệu PUTIN, Dấu hiệu tên Nguyễn Trãi, Nguyễn Du..

+ Dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu trùng hoặc tượng tự gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép. Ví dụ Dấu hiệu của WTO, Dấu hiệu ASEAN, FAO..

+ Dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ: Ví dụ: Đến từ Cung trăng, Đến từ Sao Hỏa….

Thứ hai: Xác định loại Nhãn hiệu sẽ đăng ký:

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, khi nộp đơn Đăng ký Nhãn hiệu thì người nộp đơn cần xác định rõ Nhãn hiệu Đăng ký. Cụ thể có các loại sau:

– Nhãn hiệu thông thường là Nhãn hiệu không thuộc các trường hợp dưới đây:

– Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể “Hồ Tiêu Chư Sê”; Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái nguyên”

–  Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ví dụ: Nhãn hiệu Chứng nhận “ISO 9001” ; “ISO 2000”; “TCVN”

– Nhãn hiệu liên kết:  là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Ví dụ: Nhãn hiệu “HONDA” đăng ký dưới dạng Nhãn hiệu Liên kết cho dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy liên kết với Nhãn hiệu “HONDA” cho sản phẩm xe máy.

Thứ ba: Xác định các sản phẩm, dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu:

Thực tiễn hiện nay, một doanh nghiệp thường đăng ký kinh doanh rất nhiều ngành nghề và trong nhóm các ngành nghề kinh doanh có nhiều mặt hàng khác nhau

Ví dụ: Sản xuất chế biến lương thực thực phẩm hay Bán buôn, bán lẻ lương thực thực phẩm (Trong lương thực, thực phẩm có nhiều loại như thực phẩm thường, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm đã chế biến, thực phẩm chưa qua chế biến..)

Theo Quy định, trong đơn đăng ký Nhãn hiệu cần nêu  rõ và phân nhóm chính xác các sản phẩm, dịch vụ đăng  ký dựa theo Bảng phân loại Nice về Phân loại hàng hóa dịch vụ đăng ký Nhãn hiệu. Do đó để có cơ sở phân nhóm được chính xác đòi hỏi Người nộp đơn cần xác định các sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký Nhãn hiệu.

Tìm hiểu thêm một chút về Bảng phân loại Nice, đây là Bảng phân loại Quốc tế về hàng hóa và dịch vụ phục vụ việc đăng ký Nhãn hiệu. Bảng phân loại chia hàng hóa dịch vụ thành 45 nhóm trong đó có 35 nhóm là các sản phẩm và 10 nhóm dịch vụ

Tiêu chí phân loại của Bảng phân loại là các sản phẩm có cùng tính chất, thành phần, công dụng sẽ được xếp thành một nhóm, các dịch vụ có cùng tính chất sẽ được phân cùng một nhóm. Do đó, nhiều Doanh nghiệp nếu dựa vào ngành nghề đăng ký kinh doanh để phân nhóm là không chính xác và đơn đăng ký Nhãn hiệu sẽ bị từ chối.

Ví dụ phân nhóm đăng ký Nhãn hiệu: Cùng là Thực phẩm, nhưng Thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được phân tại Nhóm 5, Thịt cá, trứng, sữa thuộc nhóm 29; Gạo, bột sắn, ngô, ngũ cốc, café, cacao nhóm 30; rau củ quả tươi chưa qua chế biến nhóm 31, Nước khoáng, đồ uống không có cồn, Bia thuộc nhóm 32 và rượu và các đồ uống có cồn thuộc nhóm 33

Thứ tư: Tính phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu:

Dựa vào kết quả phân nhóm, Chủ đơn cần tính các khoản phí lệ phí dựa vào số lượng các Nhóm sản phẩm, dịch vụ và số lượng của các sản phẩm trong mỗi nhóm mức phí, lệ phí Nhà nước được tính như sau:

Loại phí, lệ phí Cách Tính Phí
Lệ phí nộp đơn 150.000 /Đơn Đăng ký
Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu 100.000 x Số nhóm sản phẩm/dịch vụ
Nếu Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi mỗi sản phẩm thu thêm ) 20.000 x 01  sản phẩm/dịch vụ  vượt quá
 Phí  thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên 600.000/Mỗi  yêu cầu/đơn ưu tiên
Phí công bố đơn 120.000/Đơn Đăng ký
Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn 180.000 x Số Nhóm
Nếu Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) 30.000 x 01 Sản phẩm/dịch vụ  vượt quá
Phí thẩm định đơn Thu theo số lượng Nhóm 550.000 x Số Nhóm
Nếu Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi mỗi sản phẩm/dịch vụ thu thêm  ) 120.000 một sản phẩm/dịch vụ vượt quá

2. Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Thủ tục xử lý đơn tại Cục SHTT sẽ theo các bước dưới đây:

Bước 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký Nhãn hiệu:

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nộp đơn, Cục SHTT sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn đăng ký Nhãn hiệu. Vậy thẩm định hình thức là gì?

Thẩm định hình thức là việc Cục SHTT kiểm tra tính thống nhất, sự chính xác của đơn đăng ký như: Thông tin người nộp đơn, nội dung phần Mô tả Nhãn hiệu, kiểm tra danh mục hàng hóa/dịch vụ trong đơn đã được người nộp đơn phân nhóm chính xác hay không, mức phí đã khai và nộp đã đúng, đủ hay chưa.

Hết thời hạn thẩm định hình thức tùy theo tình trạng đơn Cục SHTT ra một trong các Văn bản sau:

+ Quyết định chấp nhận đơn Hợp lệ về hình thức: Nếu đơn hợp lệ, không có sai sót hoặc

+ Thông báo Dự định từ chối Đơn hợp lệ, kèm theo đó yêu cầu sửa chữa khắc phục các sai sót của Đơn đăng ký. Thông thường các sai sót trong giai đoạn này là:

+ Phần Mô tả Nhãn hiệu không đúng, không đầy đủ thành phần về màu sắc.

+ Liệt kê và phân nhóm sản phẩm không đúng theo Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ đăng ký nhãn hiệu (Nice)

+ Thông tin của Chủ đơn giữa Tờ khai và các tài liệu đi kèm hồ sơ như Giấy phép Kinh doanh có sự khác biệt về tên, địa chỉ và người đại diện

+ Không có các tài liệu chứng minh quyền đăng ký đối với các Nhãn hiệu có chứa Chỉ dẫn địa lý.

Chủ đơn có nghĩa vụ sửa chữa khắc phục các sai sót đó trong thời hạn quy định. Quá thời hạn nói trên nếu Chủ đơn không khắc phục, không sửa chữa sai sót Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Quyết định từ chối chính thức, ngược lại sau việc khắc phục, sửa chữa sai sót phù hợp thì Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức.

Bước 2: Công bố đơn đăng ký Nhãn hiệu:

Đối với các Đơn đăng ký Nhãn hiệu sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về hình thức, sẽ công bố nội dung đơn trên Công báo SHCN trong thời gian 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Việc Công bố đơn là công khai nội dung đơn cho mọi người biết, kể từ thời điểm Đơn đăng ký Nhãn hiệu được Công bố, các tổ chức cá nhân liên quan có quyền có ý kiến phản đối cấp gửi Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký Nhãn hiệu:

Đây là bước quan trọng nhất nhằm đánh giá, kết luận Nhãn hiệu đăng ký có khả năng được Cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền hay không. Trong giai đoạn thẩm định nội dung Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá Nhãn hiệu đăng ký theo các điều kiện bảo hộ. Kết thúc thời hạn thẩm định Cục SHTT sẽ ra một trong hai thông báo sau:

+ Nếu Nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ độc quyền cho các sản phẩm, các dịch vụ đăng ký: Cục SHTT sẽ ra Thông báo Dự định cấp văn bằng bảo hộ và Thông báo về số tiền Phí, lệ phí mà người nộp đơn cần nộp để được cấp Văn bằng bảo hộ. Và ngược lại

+ Nếu  Nhãn hiệu chỉ có khả năng bảo hộ một phần (Một phần Nhãn hiệu hoặc Một phần hàng hóa, dịch vụ cụ thể). Cục SHTT sẽ gửi thông báo dự định từ chối một phần trong đó nêu rõ phần Nhãn hiệu bị từ chối, căn cứ từ chối và đưa ra phương hướng để bảo hộ cho phần có khả năng bảo hộ. Nếu Chủ đơn đồng ý loại bỏ phần không có khả năng phân biệt trong Nhãn hiệu hoặc loại bỏ một hoặc một số sản phẩm dịch vụ thì gửi Thông báo chấp thuận kèm theo mẫu Nhãn hiệu đã loại bỏ hoặc gửi Danh mục sản phẩm dịch vụ đã loại bỏ để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp Văn bằng bảo hộ.

+ Nếu Nhãn hiệu hoàn toàn không có khả năng được bảo hộ độc quyền cho các sản phẩm, các dịch vụ đăng ký, Cục SHTT sẽ ra Thông báo Dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ và nêu rõ lý do căn cứ từ chối. Người nộp đơn có quyền gửi ý kiến phản đối nội dung thông báo từ chối hoặc Chấp nhận kết quả từ chối của Cục SHTT.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn theo Quy định là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Nhưng thực tế thời gian thẩm định nội dung thường kéo dài hơn 14-16 tháng.

Bước 4: Nhận Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu:

Đối với các Đơn đăng ký Nhãn hiệu được Cục SHTT chấp nhận cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn cần tiến hành nộp các khoản phí, lệ phí cấp Văn bằng trong thời hạn Thông báo. Sau 30 ngày kể từ ngày nộp phí và lệ phí cấp Văn bằng Cục SHTT sẽ cấp Văn bằng bảo hộ.

Xin lưu ý:

Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu có quyền gia hạn Văn bằng bảo hộ số lần không hạn chế, mỗi lần gia hạn thêm 10 năm. Do vậy, Chủ sở hữu cần lưu ý về thời gian hiệu lực để tiến hành gia hạn.

3. Thủ tục tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Luật Bạch Minh

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ trở lên đơn giản khi Quý khách sử dụng dịch vụ Đại diện của Luật Bạch Minh, theo đó Khách hàng chỉ cần ký Giấy ủy quyền theo mẫu do Luật Bạch Minh soạn thảo, tất cả hồ sơ, giấy tờ sẽ do Luật Bạch Minh đại diện khách hàng chuẩn bị. Không những thế, Luật Bạch Minh sẽ theo dõi và theo đuổi đơn đến lúc có kết quả là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” trao cho khách hàng.

Là Tổ chức Đại diện SHCN có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và đại diện Đăng ký Thương hiệu, Nhãn hiệu độc quyền việc Tư vấn của chúng tôi được thực hiện với  trình tự tư vấn như sau:

– Sau khi nhận được mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ. Luật Bạch Minh sẽ đánh giá sơ bộ về khả năng bảo hộ nhãn hiệu gửi khách hàng trong thời hạn 24 giờ.

– Trường hợp Nhãn hiệu có khả năng bảo hộ cao, Luật Bạch Minh sẽ hướng dẫn Khách hàng các thức tự nộp đơn đăng ký hoặc soạn thảo Giấy Ủy quyền và nêu các khoản phí lệ phí đăng ký nhãn hiệu gửi Khách hàng để Luật Bạch Minh đại diện Khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

– Trường hợp Nhãn hiệu phải sửa hoặc loại bỏ các thành phần không có khả năng bảo hộ, Luật Bạch Minh sẽ tư vấn cách thức sửa và hỗ trợ khách hàng trong việc sửa nhãn hiệu để tăng khả năng bảo hộ.

4. Có nên tra cứu Nhãn hiệu trước khi đăng ký hay không:

Pháp luật không có Quy định bắt buộc phải tra cứu trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, theo chúng tôi trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu chính thức Quý khách nên tiến hành sử dụng dịch vụ tư vấn và tra cứu để đánh giá xem Thương hiệu hay nhãn hiệu này nếu đăng ký thì khả năng có được Bảo hộ hay không. Việc tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ của thương hiệu/Nhãn hiệu sẽ có các lợi ích cơ bản sau:

– Thứ nhất: Việc tra cứu trước sẽ giúp Người nộp đơn giảm thiểu được các chi phí tài chính:

Chi phí tài chính đầu tiên phải tính đế là các chi phí, lệ phí mà Chủ đơn phải chi trả theo Quy định khi nộp hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu, các chi phí này sẽ không được hoàn trả cho dù thương hiệu hay Nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ;

Chi phí thứ hai: Đó là các chi phí phục vụ cho cả quá trình đầu tư như chi phí Maketing nhằm quảng bá Thương hiệu: Đây thường là các khoản chi phí rất lớn như chi phí in ấn tờ rơi, poste quảng cáo, chi phí in tài liệu, bao bì. Nếu Thương hiệu/Nhãn hiệu đăng ký không được bảo hộ độc quyền do tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác thì tất cả các sản phẩm này đều không được sử dụng.

 Thứ hai: Với kết quả tra cứu, sẽ giúp Chủ đơn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh: 

Nếu không tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ mà tiến hành nộp đơn đăng ký, thì quá trình thẩm định và kết luận về khả năng bảo hộ của Thương hiệu/Nhãn hiệu tại Cục SHTT thường kéo dài hơn 20 tháng nếu so với thời gian 3-4 ngày để tra cứu đánh giả khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn đăng ký thì việc rút ngắn thời gian sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nếu Nhãn hiệu có khả năng phân biệt, không trùng với các nhãn hiệu khác.

Với kinh nghiệm tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Chúng tôi khuyên Quý Khách hàng nên sử dụng dịch vụ tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ Nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay