Quảng cáo thực phẩm vi phạm sẽ bị phạt tiền

Các hành vi vi phạm liên quan đến quảng cáo thực phẩm bị xử phạt hành chính bao gồm: Quảng cáo không có giấy xác nhận nội dung quảng cáo do cơ quan có thẩm quyền xác nhận, quảng cáo thực phẩm mà tên, chỉ tiêu, thành phần, công dụng không đúng như xác nhận công bố, Quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh, Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo theo quy định.

Đây là một trong các nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ quy định Xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/10/2018.

Với mục đích ngăn ngừa các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm nói chung và quảng cáo thực phẩm nói riêng, Nghị định này quy định cụ thể các hành vi vi phạm và các mức xử phạt hành chính bằng tiền trong việc quảng cáo thực phẩm. Cụ thể:
1. Các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm

1.1 Các mức phạt tiền đối với cá nhân:

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh. Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo, Buộc cải chính thông tin

– Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;Buộc thu hồi tài liệu, ấn phẩm đã phát hành

+ Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật. Buộc cải chính thông tin, Buộc tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm

1.2 Ngoài việc phạt tiền, người vi phạm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quản chịu áp Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo, Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

Buộc cải chính thông tin, Buộc tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm nếu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật.

1.3 Mức xử phạt vi phạm hành chính về quảng cáo thực phẩm đối với tổ chức:

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

1.4 Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

– Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với cá nhân vi phạm là 100 triệu đồng.

– Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với tổ chức vi phạm là 200 triệu đồng.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay