Đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính

Phần mềm máy tính có vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của đời sống con người, đó có thể là các phần mềm phục vụ giải trí như các trò chơi game, phần mềm hỗ trợ quản lý kế toán, tài chính, giấy tờ tài liệu của cơ quan hành chính, và các phần mềm ứng dụng cho sản xuất. Thế giới đang hướng đến cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì trong năm 2020 các sản phẩm phần mềm lĩnh vực công nghệ , an ninh, sức khỏe sẽ có những bước phát triển thần tốc, đột phá. Bởi lẽ để triển khai thành công đòi hỏi nhiều công nghệ mới, nhiều phần mềm điều khiển máy móc tự động hóa nhằm giải phóng sức lao động của con người nâng cao năng lực sản xuất.

Do phần mềm mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho tác giả, chủ sở hữu phần mềm nên nó thường xuyên là đối tượng của các vụ tranh chấp về bản quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu, và khi giải quyết tranh chấp một trong các bằng chứng chứng minh trước tòa về việc ai là tác giả, ai là chủ sở hữu tác phẩm chính là Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm được Cục bản quyền cấp.

Trong bài viết này, Luật Bạch Minh sẽ hướng dẫn khách hàng hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm.

1. Các loại phần mềm máy tình thông dụng hiện nay:

Phần mềm (Software) được hiểu là một tập hợp các tập tin có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng nào đó trên thiết bị điện tử. Các tập tin này có thể bao gồm: các file mã nguồn viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, các file dữ liệu (thư viện), các file hướng dẫn. Dựa vào phương thức hoạt động Phần mềm được phân loại như sau:

– Phần mềm ứng dụng : Đây là các phần mềm sử dụng cho Văn phòng như Microsoft Office; Paint; Photoshop; các phần mềm game trò chơi điện tử….trên máy tính..

– Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung. Ví dụ: hệ điều hành máy tính Windows, Linux, Hệ điều hành di dộng iOS, Android, Windows Phone trên thiết bị di động…

– Phần mềm dịch mã (trình dịch) gồm trình biên dịch và trình thông dịch, cụ thể là chúng dịch các câu lệnh từ mã nguồn của ngôn ngữ lập trình sang dạng ngôn ngữ máy sao cho thiết bị thực thi có thể hiểu được.

– Nền tảng ứng dụng: như ASP.NET – nền tảng ứng dụng web của Microsoft, cái này hỗ trợ việc tạo ra các ứng dụng web, dịch vụ web (web service).

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Phần mềm máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Phần mềm máy tính là một trong những đối tượng bảo hộ quyền tác giả.

2. Tại sao nên đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Phần mềm máy tính là kết quả của việc nghiên cứu, tìm tòi của tác giả hoặc tập thể nhiều tác giả cùng nhau sáng tạo trong một thời gian dài kéo theo đó là tiền của, công sức của tác giả sáng tạo ra phần mềm. Nhưng khi được công bố công khai thì các phần mền này thường bị sao chép lậu tràn lan rất khó kiểm soát, hành vi sao chép lậu chính là hành vi vi phạm bản quyền đối phần mềm, do đó để có căn cứ yêu cầu các cơ quan chức năng can thiệp, xử lý thì việc đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính là điều hết sức cần thiết.

Từ thực tiễn cho thấy việc đăng ký quyền tác giả cho phần mềm có những lợi ích thiết thực như sau:

– Một phần mềm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính là bước ghi nhận quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho tác phẩm của chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Khi tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính thì đồng nghĩa với việc họ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình với bất kỳ ai khi xảy ra tranh chấp.

– Trên thực tế, để chứng minh quyền tác giả thuộc về mình rất khó, có chăng cũng tốn nhiều thời gian, công sức của tác giả, thậm chí có trường hợp không thể chứng minh quyền tác giả của tác phẩm phần mềm máy tính thuộc về mình khi xảy ra tranh chấp. Trong khi đó, việc đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính lại rất đơn giản, thủ tục nhanh chóng và chi phí thấp hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra để giải quyết tranh chấp.

– Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho phần mềm là một trong các căn cứ và cơ sở pháp lý để Tác giả, chủ sở hữu của phần mềm đàm phán với các đối tác có nhu cầu chuyển nhượng hoặc sử dụng phần mềm máy tính của mình và thu phí. Việc làm này sẽ tạo thêm một khoản lợi nhuận cho tác giả, chủ sở hữu.

Chính vì vậy, pháp luật bản quyền luôn luôn khuyến khích tác giả hoặc chủ sở hữu phần mềm máy tính đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả, bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của họ khi xảy ra tranh chấp.

Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn đăng ký bản quyền và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục bản quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

3. Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính

Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính được thực hiện như việc đăng ký quyền tác giả cho một tác phẩm thông thường. Nên về cơ bản để đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm, khách hàng gửi cho Luật Bạch Minh những tài liệu sau:

– Bản gốc giấy uỷ quyền về việc đăng ký quyền tác giả;

– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của tác giả (có công chứng);

– Bản gốc bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình sáng tạo tác phẩm và có chữ ký xác nhận của tác giả;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (tài liệu giao việc hoặc hợp đồng thuê thiết kế, tài liệu chứng minh nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa);

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức);

– 02 đĩa CD ghi nội dung phần mềm;

– Bản in mã code tác phẩm được đóng thành quyển.

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.

4. Thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính

Nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ sẽ được nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nhận kết quả:

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần mềm máy tính sẽ nhận được kết quả đăng ký bản quyền tác giả sau 15 ngày làm việc tính từ thời điểm nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và phần mềm máy tính đảm bảo điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả thì sẽ được Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với phần mềm máy tính được xác định như văn bản pháp lý ghi nhận quyền tác giả đối với phần mềm máy tính do họ sáng tạo hoặc sở hữu.

Ngược lại, nếu không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm máy tính thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và thông báo rõ lý do về việc không cấp Giấy chứng nhận.

Mọi yêu cầu tư vấn về đăng ký bản Quyền phần mềm xin liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Trụ sở chính: Số 26, Ngõ 1/2 Vũ Trọng Khánh – KĐT Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

VPĐD tại TP Hồ Chí Minh: 30/99/21, Lâm Văn Bền, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại/Zalo: 0904 152 023 – 0865.28.58.28

Hoặc Quý khách gửi yêu cầu tư vấn qua Emailluatbachminh@gmail.com


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay