Toàn bộ quy định về khởi kiện ly hôn đơn phương

Hướng dẫn về thủ tục ly hôn đơn phương mới nhất

Trong thời gian chung sống, nếu vợ chồng có nhiều xích mích không thể giải quyết hoặc một bên vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ dẫn đến cuộc sống hôn nhân trở nên trầm trọng, việc duy trì quan hệ vợ chồng không thể kéo dài, nếu cả hai vợ chồng không đồng ý thuận tình ly hôn thì một bên vợ hoặc chồng có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn đơn phương. Trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn đơn phương.

1. Các quy định của pháp luật về ly hôn đơn phương:

Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 đã quy định rõ về trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên. Khi một người ( vợ hoặc chồng) có yêu cầu ly hôn mà sau khi được hòa giải nhưng không thành thì Tòa án sẽ giải quyết ly hôn nhưng phải dựa vào những căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật. Vậy các căn cứ nào để tòa án xem xét giải quyết cho vợ chồng được ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương).

2. Các căn cứ xem xét giải quyết cho vợ chồng được ly hôn đơn phương:

– Khi Tòa án có căn cứ chứng minh Chồng hoặc vợ có hành vi bao lực gia đình ví dụ: Hành vi đánh đập, bạo hành về thể xác, tinh thần;

– Khi Tòa án có căn cứ chứng minh Chồng hoặc vợ có hành vi nghĩa vụ của vợ chồng đó là nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng, giúp đỡ, cùng nhau chia sẻ và cùng nhau thực hiện công việc trong gia đình:

Ví dụ 1: Vợ hoặc chồng đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy khi ngoại tình hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Ví dụ 2: Vợ hoặc chồng không coi việc thực hiện các công việc trong gia đình và chăm lo con cái là bổn phận và trách nhiệm mà phó mặc bên còn lại và việc này diễn ra trong thời gian dài và phát sinh nhiều mâu thuẫn, cãi cự với nhau.

Trong quá trình từ khi thụ lý, gặp và lấy ý kiến đương sự, hòa giải tại Tòa, nếu tòa án nhận thấy rằng việc tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân là không thể thực hiện được do để bảo vệ bên kia khỏi những hành vi bạo hành hoặc do một trong hai bên cương quyết xin ly hôn hoặc Tòa có đủ căn cứ để chứng minh hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng mà bên bị vi phạm không chấp thuận tha thứ khiến đời sống chung không thể kéo dài.

– Ly hôn đơn phương với người bị Tòa án tuyên bố mất tích, người còn lại có quyền yêu cầu ly hôn.

Như vậy, ngoại trừ việc ly hôn với người bị Tòa tuyên bố mất tích, các trường hợp ly hôn đơn phương chỉ được Tòa án xem xét khi hai bên hòa giải không thành tại Tòa án và việc giải quyết ly hôn đơn phương có đầy đủ các căn cứ

3. Về trình tự thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương:

Khác với ly hôn thuận tình, giải quyết việc ly hôn đơn phương là một vụ án dân sự, hay nói chính xác là vụ Khởi kiện ly hôn do một bên vợ hoặc chồng đứng đơn. Do đó trình tự thủ tục Tòa án giải quyết việc ly hôn tương tự như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự thông thường.

Nghĩa là, Tòa án sẽ thụ lý vụ Khởi kiện ly hôn khi đúng thẩm quyền, đủ các hồ sơ cơ bản, tòa án sẽ triệu tập các bên lên lấy lời khai và làm rõ các yêu cầu. Việc tổ chức hòa giải tại Toàn án là bắt buộc, nếu hòa giải không thành thì  vụ án sẽ tiếp tục được xét xử. Cụ thể theo các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền nơi mà bị đơn ( vợ hoặc chồng) đang cứ trú, làm việc

Bước 2: Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện Tòa án xét thấy hồ sơ khởi kiện hợp lệ sẽ thông báo cho bị đơn nộp tiền tạm ứng án phí

Bước 3: Bị đơn nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án cấp Huyện và nộp lại biên lai cho Tòa án

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung giải quyết vụ án dân sự

Bước 5: Tòa án ra quyết định hoặc Bản án giải quyết vụ án.

4. Hồ sơ khởi kiện ly hôn đơn phương:

4.1 Bộ hồ sơ khởi kiện ly hôn tối thiểu phải có bao gồm:

– Đơn khởi kiện ly hôn theo mẫu (có thể liên hệ Tòa án để mua mẫu đơn khởi kiện có đóng dấu giáp lai của Tòa);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ( bản chính )

– Chứng minh thư nhân dân của người khởi kiện ( bản chứng thực )

– Sổ Hộ khẩu ( có chứng thực )

– Giấy khai sinh của các con (nếu vợ chồng có con chung)

– Giấy tờ liên quan tới tài sản của vợ, chồng (nếu vợ chồng có tài sản)

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh một trong các bên có hành vi vi phạm của vợ/chồng về việc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ, chồng/ bạo lực gia đình.

Lưu ý: Trong trường hợp người khởi kiện không có bản gốc các giấy tờ nêu trên, để cung cấp cho Tòa án, trước khi khởi kiện hãy liên hệ với các cơ quan cấp để xin bản trích lục từ sổ gốc hoặc xin xác nhận của cơ quan quản lý nhân hộ khẩu về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

4.2 Hồ sơ ly hôn đơn phương trong các trường hợp đặc biệt:

Đối với hồ sơ khởi kiện ly hôn, trong một số trường hợp đặc biệt ngoài những giấy tờ nêu trên cần phải có thêm những giấy tờ chứng minh sau:

– Nếu xin ly hôn với người bị Tòa án tuyên bố là mất tích, thì hồ sơ phải có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích

– Nếu xin ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình và đây là lý do duy nhất để xin ly hôn thì phải có thêm các bằng chứng chứng minh như: biên bản hòa giải tại cơ sở về hành vi bạo lực, Giấy khám thương xác định tỉ lệ thương tật, xác nhận của ban hòa giải tổ dân phố, khu dân cư..

5. Về thẩm quyền của tòa án xét xử vụ khởi kiện ly hôn đơn phương

Theo quy định Bộ luật Tố Tụng Dân Sự 2015, khi một bên có yêu cầu ly hôn thì đơn khởi kiện ly hôn cần được gửi tới Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi mà vợ, chồng cư trú. Trường hợp, vợ, chồng không còn sống chung với nhau thì thẩm quyền giải quyết sẽ do Tòa án theo lãnh thổ giải quyết cụ thể là Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi mà người gửi đơn cư trú, làm việc. Nếu người gửi đơn có vợ hoặc chồng là người nước ngoài thì khi ly hôn sẽ do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi mà hai người cư trú giải quyết hay nơi mà người gửi đơn cư trú, làm việc xem xét.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay