Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

A. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;

b) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;

c) Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

B. Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải xin giấy phép

Cần Khẳng định rằng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là Thuốc và Không có tác dụng chữa bệnh trực tiếp như Thuốc, nhưng cũng không phủ nhận những lợi ích mà thực phẩm bảo vệ sức khỏe đem lại cho con người là nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cho người đang trong quá trình điều trị bệnh.

Chính vì việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ảnh hưởng trực tiếp đến con người nên phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất, kiểm nghiệm, công bố và trước khi thực hiện việc quàng cáo phải nộp hồ sơ xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực tế hiện nay trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội và trên website của doanh nghiệp việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, quảng cáo thực phẩm chức năng không có giấy phép quảng cáo hoặc quảng cáo không đúng nội dung giấy phép quảng  đã được cấp như quảng cáo quá công dụng, tác dụng của sản phẩm, quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thuốc chữa bệnh, thậm chí có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng. Các hành vi trên  đã vi phạm pháp luật quảng cáo và sẽ bị Cục ATTP, Sở Y tế thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Như vậy: Trước khi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần xin giấy phép quảng cáo và việc quảng cáo cần tuân thủ đúng nội dung của Giấy phép quảng cáo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

C. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

– Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu

– Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két chứa nội dung dự kiến quảng cáo  đóng dấu treo xác nhận của tổ chức, cá nhân;

– Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

Lưu ý:

Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

D. Chi phí xin giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngay khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải nộp phí thẩm định hồ sơ là 1.200.000 đồng /lần/sản phẩm

E. Dịch vụ tư vấn quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Để hạn chế sai sót về hồ sơ có thể dẫn đến việc Cơ quan có thẩm quyền từ chối hoặc trả lại hồ sơ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhiều lần. Luật Bạch minh cung cấp gói tư vấn, hỗ trợ Khách hàng xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhanh nhất theo Quy trình dưới đây:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu tư vấn về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thông tin tiếp nhận:

+ Địa chỉ mail: Luatbachminh@gmail.com

+ Gọi điện thoại tư vấn: 0865.28.58.28

Hồ sơ Khách hàng gửi cho Luật Bạch Minh gồm:

– Bản đăng ký công bố sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ dự kiến quảng cáo

– Hình thức quảng cáo dự kiến (quảng cáo trên các trang mạng, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên truyền hình..)

– Mẫu nội dung quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (nếu có) như Bài viết, Maket, video..

Trong thời gian tối đa không quá 24 giờ, Luật Bạch Minh sẽ

–  Tư vấn các vấn đề liên quan đến Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

– Gửi báo Phí dịch vụ tư vấn hồ sơ xin Giấy phép quảng cáo (nếu khách hàng yêu cầu)

Bước 2: Sau khi Khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ xin Giấy phép quảng cáo. Luật Bạch Minh sẽ:

– Đánh giá nhận xét sơ bộ về nội dung quảng cáo dự kiến của Khách hàng

– Đưa ra ý kiến về chỉnh sửa, bổ sung Maket, Kịch bản quảng cáo nếu có

– Lên Danh mục hồ sơ xin giấy phép quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

– Kiểm tra và thông báo về tình hình chấp hành pháp luật về An toàn thực phẩm và pháp luật quảng cáo của Khách hàng.

Bước 3: Luật Bạch Minh sẽ soạn thảo hồ sơ và gửi Khách hàng ký duyệt.

Theo đó Luật Bạch Minh sẽ soạn thảo các hồ sơ như:

– Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khóe;

– Các văn bản liên quan cần có

 Bước 4: Nộp hồ sơ, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả

Luật Bạch Minh sẽ nộp hồ sơ, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và nhận kết quả là Giấy xác nhận nội dung quảng cáo (Bản mềm) tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổng thời gian xử lý để đạt được Giấy phép quảng cáo là 10 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Mọi yêu cầu tư vấn xin Quý Khách gửi cho chúng tôi hoặc liên hệ với Luật sư Tư vấn theo số:

0865.28.58.28


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BẠCH MINH

Văn phòng tại Hà Nội

Mobile: 0904 152 023

Email: luatbachminh@gmail.com

Văn phòng tại Hồ Chí Minh

Mobile: 0865.28.58.28

Email: luatbachminh@gmail.com

Chat với Luật Sư
Chat ngay